10:29:06 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Mạch dao động điện tử gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1π mH và tụ điện có điện dung 4π nF. Tần số dao động riêng của mạch là
Một nguyên tử đang ở trạng thái trung hòa về điện thì nhận thêm hai electron. Điện tích của nguyên tử sau đó bằng
Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động 
Từ trạng thái đứng yên, một bánh xe bắt đầu quay nhanh dần đều quanh trục cố định và sau 2 giây thì bánh xe đạt tốc độ 3 vòng/giây. Gia tốc góc của bánh xe là
Chọn câu đúng.


Trả lời

Bài tập về điện trở.

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập về điện trở.  (Đọc 5282 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Alexman113
Lão làng
*****

Nhận xét: +26/-9
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 229
-Được cảm ơn: 270

Offline Offline

Bài viết: 551


KK09XI


Email
« vào lúc: 07:30:26 pm Ngày 12 Tháng Mười, 2012 »

1/ Cho mạch điện như hình vẽ: [tex]R_1=20\Omega,\,R_2=30\Omega,\,R_3=40\Omega,\,R_4[/tex] biến thiên, [tex]U_{AB}=60V[/tex]
      1) Cho [tex]R_4=40\Omega[/tex]
            a) Mắc vào [tex]MN[/tex] một vôn kế điện trở rất lớn. Tính số chỉ vôn kế? Cực dương vôn kế mắc vào điểm nào?
            b) Mắc vào [tex]MN[/tex] một ampe kế điện trở không đáng kể. Tính số chỉ Ampe kế?
      2) Mắc vào [tex]MN[/tex] một vôn kế như câu (1). Điều chỉnh [tex]R_4[/tex]. Chứng tỏ rằng khi  [tex]\dfrac{R_1}{R_3}=\dfrac{R_2}{R_4}[/tex]  thì vôn kế chỉ [tex]0[/tex]. Tính [tex]R_4[/tex]?



2/ Cho [tex]R_1=1\Omega,\,R_2=2\Omega,\,C_1=1\mu F,\,U_{AB}=U=6V,\,C_2=2\mu F,\,C_3=3\mu F.[/tex]
       a) Tính điện tích các tụ và xác định dấu điện tích trên các bảng.
       b) Nếu [tex]C_3[/tex] bị thủng. Tính dòng điện qua mỗi điện trở và điện tích mỗi tụ.
       c) Thay [tex]C_3[/tex] bằng [tex]R_3=3\Omega[/tex]. Tính dòng điện qua mỗi điện trở và điện tích mỗi tụ.



3/ Cho bốn điện trở giống nhau như hình vẽ, [tex]U_{AB}=132V[/tex]. Khi mắc vôn kế vào hai điểm [tex]A[/tex] và [tex]C[/tex] thì vôn kế chỉ [tex]44V[/tex]. Hỏi khi mắc vôn kế vào hai điểm [tex]A[/tex] và [tex]D[/tex] thì nó chỉ bao nhiêu?

Mong các thầy xem giúp em ạ, em cảm ơn.


Logged



KK09XI ~ Nothing fails like succcess ~
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 09:03:51 pm Ngày 12 Tháng Mười, 2012 »

1/ Cho mạch điện như hình vẽ: [tex]R_1=20\Omega,\,R_2=30\Omega,\,R_3=40\Omega,\,R_4[/tex] biến thiên, [tex]U_{AB}=60V[/tex]
      1) Cho [tex]R_4=40\Omega[/tex]
            a) Mắc vào [tex]MN[/tex] một vôn kế điện trở rất lớn. Tính số chỉ vôn kế? Cực dương vôn kế mắc vào điểm nào?
            b) Mắc vào [tex]MN[/tex] một ampe kế điện trở không đáng kể. Tính số chỉ Ampe kế?
      2) Mắc vào [tex]MN[/tex] một vôn kế như câu (1). Điều chỉnh [tex]R_4[/tex]. Chứng tỏ rằng khi  [tex]\dfrac{R_1}{R_3}=\dfrac{R_2}{R_4}[/tex]  thì vôn kế chỉ [tex]0[/tex]. Tính [tex]R_4[/tex]?



1)
Khi mắc vôn kế ta có : [tex]I_{1} = I_{2} = \frac{U_{AB}}{R_{1}+R_{2}} = 1,2A[/tex]

[tex]I_{3} = I_{4} = \frac{U_{AB}}{R_{3}+R_{4}} = 0,75A[/tex]

[tex]U_{AM} = I_{1}R_{1} =[/tex] ; [tex]U_{AN} = I_{3}R_{3} =[/tex] ; [tex]U_{MN} = U_{MA} + U_{AN} = I_{3}R_{3} - I_{1}R_{1} =[/tex]

Khi mắc Ampe kế : {R1//R3} nt {R2//R4}
 
Tính R tương đương [tex]\Rightarrow I = \frac{U_{AB}}{R} =[/tex]

[tex]\Rightarrow U_{AM} = I.R_{13} = ..\Rightarrow I_{1} = \frac{U_{AM}}{R_{1}} =[/tex]

[tex]\Rightarrow U_{MB} = I.R_{24} = ..\Rightarrow I_{2} = \frac{U_{MB}}{R_{2}} =[/tex]

[tex]\Rightarrow I_{a} = | I_{1} - I_2 |[/tex]

2) Điều chỉnh [tex]\dfrac{R_1}{R_3}=\dfrac{R_2}{R_4}[/tex]  (1) . Ta có :

[tex]I_{1} = \frac{U_{AB}}{R_{1}+R_{2}} = \frac{U_{AM}}{R_{1}} \Rightarrow U_{AM} = \frac{U_{AB}}{1+R_{2}/R_{1}}[/tex]

Tương tự ta có : [tex]I_{\3} = \frac{U_{AB}}{R_{3}+R_{4}} = \frac{U_{AN}}{R_{3}} \Rightarrow U_{AN} = \frac{U_{AB}}{1+R_{4}/R_{3}}[/tex]

Do (1) nên ta có : [tex]U_{AM} = U_{AN} \Rightarrow U_{MN} = 0[/tex]




« Sửa lần cuối: 02:38:08 pm Ngày 13 Tháng Mười, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:14:02 pm Ngày 12 Tháng Mười, 2012 »



3/ Cho bốn điện trở giống nhau như hình vẽ, [tex]U_{AB}=132V[/tex]. Khi mắc vôn kế vào hai điểm [tex]A[/tex] và [tex]C[/tex] thì vôn kế chỉ [tex]44V[/tex]. Hỏi khi mắc vôn kế vào hai điểm [tex]A[/tex] và [tex]D[/tex] thì nó chỉ bao nhiêu?

Mong các thầy xem giúp em ạ, em cảm ơn.

Khi mắc vôn kế vào hai điểm [tex]A[/tex] và [tex]C[/tex] . Do [tex]U_{AC} = 44V \Rightarrow U_{CN} = 88 V = 2 U_{AC}[/tex]

Gọi x là điện trở của vôn kế ta có : [tex]U_{AC} = I \frac{x.2R}{x + 2R}[/tex] ; [tex]U_{CB} = I.2R[/tex]

[tex]\Rightarrow x = 2R[/tex]
 
khi mắc vôn kế vào hai điểm [tex]A[/tex] và [tex]D[/tex] . Ta có :

[tex]I' = \frac{U_{AD}}{x.R/(x+R)} = \frac{U_{AB}}{3R + x.R/(x+R)}[/tex]

Thay số và x = 2R vào ta tính được số chỉ vôn kế



Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 09:30:47 pm Ngày 12 Tháng Mười, 2012 »



2/ Cho [tex]R_1=1\Omega,\,R_2=2\Omega,\,C_1=1\mu F,\,U_{AB}=U=6V,\,C_2=2\mu F,\,C_3=3\mu F.[/tex]
       a) Tính điện tích các tụ và xác định dấu điện tích trên các bảng.
       b) Nếu [tex]C_3[/tex] bị thủng. Tính dòng điện qua mỗi điện trở và điện tích mỗi tụ.
       c) Thay [tex]C_3[/tex] bằng [tex]R_3=3\Omega[/tex]. Tính dòng điện qua mỗi điện trở và điện tích mỗi tụ.



a) Vì không có dòng điện qua mạch nên ta có : UAN = 0 ; UMB = 0. Do đó :[tex]U_{AM} = U_{AB} ; U_{NB} = U_{AB} ; U_{MN} = U_{BA}[/tex]
Từ đó ta tính được điện tích của mỗi tụ

b) Khi C3 bị đánh thủng nó trở thành dây dẫn. Dòng điện qua R1 và R2 được tính bởi : [tex]I_1 = I_2 = \frac{U_{AB}}{R_{1}+R_{2}} =[/tex]

[tex]U_{AM} = I_1 R_1 =[/tex] và [tex]U_{NB} = I_2 R_2 =[/tex]. Từ đó ta tính được điện tích của các tụ C1 và C2

c) Thay C3 = R3 . [tex]I_1 = I_2 = I_3 = \frac{U_{AB}}{R_{1}+R_{2}+R_{3}} =[/tex]

[tex]U_{AM} = I_1 R_1 + I_3 R_3 =[/tex] ; [tex]U_{NB} = I_3 R_3 + I_2 R_2 =[/tex]

Từ đó ta tính được điện tích của các tụ C1 và C2





Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
co het suc
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 56
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 50


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 05:01:08 pm Ngày 13 Tháng Mười, 2012 »

Nhân đây cho mình hỏi làm cách nào để đưa hình vẽ lên vậy cảm ơn cậu Cheesy Cheesy Cheesy
(Mình cũng có mấy bài tập muốn đăng lên nhưng không biết đưa hình lên)


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.