câu va chạm trong đề pbc lần 2 trên mạng giải rồi nhưng tôi k phục: Một con lắc lò xo nằm ngang có k = 100N/m, vật có khối lượng m1 = 200g. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,01. Lấy g = 10m/s2. Khi vật m1 đang đứng yên tại vị trí lò xo không biến dạng thì một vật khối lượng m2 = 50g bay dọc theo phương trục lò xo với vận tốc 4m/s đến găm vào m1 lúc t = 0. Vận tốc hai vật lúc gia tốc đổi chiều lần thứ 3 kể từ t = 0 có độ lớn:
A. 0,75m/s. B. 0,8m/s. C. 0,77m/s. D. 0,79m/s.
http://boxmath.vn/4rum/f253/va-cham-trong-dao-dong-co-29148/theo tôi trong quá trình tìm A1 phải dính tới lực ma sát nữa.
vmax=ômêga(A3-2xo)(khi vật qua vị trí x0 lần thứ 4
kết quả là v=0.864
giúp tôi nhé!
Mình đã giải theo độ biến thiên cơ năng nhưng kết quả không chênh lệch bao nhiêu.
Gọi O là vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên, cũng là gốc thế năng.
Dùng bảo toàn động lượng tính được tốc độ hệ vật ngay sau khi va chạm là [tex]V=\frac{m_2v}{m_1+m_2}=0,8m/s[/tex]
Giả sử sau va chạm lò xo bị nén( hoặc dãn) đoạn A1 ( tạm gọi là biên độ đầu tiên). Đặt M=m1+m2
Bảo toàn cơ năng ta có: [tex]\frac{1}{2}kA_1^2-\frac{1}{2}MV^2=-\mu MgA_1\Rightarrow A_1=0,03975m[/tex]
Sau " nửa chu kì" tiếp theo, " biên" bên phải là A2, và hệ vật đổi chiều gia tốc ở vị trí O1.
Ta tính A2 : [tex]\frac{1}{2}kA_2^2-\frac{1}{2}kA_1^2=-\mu Mg(A_1+A_2)\Rightarrow A_2=A_1-\frac{2\mu Mg}{k}=\frac{157}{4000}m[/tex]
Hệ vật tiếp tục dao động và gia tốc đổi chiều ở O2, biên A3 bên trái, tương tự A3 được tính:
[tex]A_3=A_2-\frac{2\mu Mg}{k}=\frac{31}{800}m[/tex]
Hệ vật tiếp tục dao động đến O3 thì gia tốc đổi chiều. Tại O3 hệ vật có tốc độ v, cách O đoạn [tex]x=\frac{\mu Mg}{k}=\frac{1}{4000}m[/tex]
ta có: [tex]\frac{1}{2}mv^2+\frac{1}{2}kx^2-\frac{1}{2}kA_3^2=-\mu Mg(A_3-x)[/tex]
=> v= 0,7745m/s
Mình nghĩ như vậy, mọi người đóng góp thêm