Bài 2: Một con lắc đơn chiều dài [tex]1m[/tex], đầu trên cố định đầu dưới gắn với vật nặng có khối lượng m. Điểm cố định cách mặt đất [tex]2,5m[/tex].Ở thời điểm ban đầu đưa con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc [tex]\alpha _{0}=0,09rad[/tex] (góc nhỏ) rồi thả nhẹ khi con lắc vừa qua vị trí cân bằng thì sợi dây bị đứt. Bỏ qua mọi sức cản , lấy [tex]g=\pi ^{2}=10m/s^{2}[/tex].Tốc độ của vật nặng ở thời điểm [tex]t=0,55s[/tex] có giá trị gần đúng bằng:
[tex]A.5,5m/s[/tex]
[tex]B.0,5743m/s[/tex]
[tex]C.0,2826m/s[/tex]
[tex]D.1m/s[/tex]
vận tốc tại VTCB [tex]v_{max}=\alpha_0.\sqrt{g.l}=0,09\pi[/tex], thời gian đi đến vị trí dây đứt t=T/4=0,5s
+ Khi dây đứt tại VTCB ==> vật nặng chuyển động như vật ném ngang và thời gian khảo sát lúc này là t'=0,05s, khi đó vận tốc của nó được tính bằng công thức
[tex]v=\sqrt{vx^2+vy^2}=\sqrt{v_{max}^2+(g.t')^2)}=0,575m/s[/tex]
(em coi thêm các công thức ném ngang)