10:26:14 am Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Hạt electron có khối lượng 5,486.10−4u. Biết 1uc2=931,5MeV. Để electron có năng lượng toàn phần 0,591MeV  thì electron phải chuyển động với tốc độ gần nhất giá trị nào sau đây?
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắC. Gọi a và D lần lượt là khoảng cách giữa hai khe hẹp và khoảng cách từ hai khe đến màn, M là một điểm trên màn có tọa độ x với gốc tọa độ là vân sáng trung tâm, d1 và d2 là đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến điểm M. Hệ thức đúng là
Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp theo phương dọc theo sợi dây bằng
Dòng điện xoay chiều i = I0cos( w t + j ) chạy qua điện trở thuần R. Trong thời gian t nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở được tính bằng công thức


Trả lời

Giải đáp giùm mình thắc mắc này

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: giải đáp giùm mình thắc mắc này  (Đọc 3330 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
hoangminh_kgl
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 9


Email
« vào lúc: 04:43:46 pm Ngày 18 Tháng Giêng, 2011 »

một vật hình trụ,tác dụng lực kéo, trường hợp tác dụng lực kéo vào ở tâm hình trụ và trường hợp tác dụng ở bề mặt (VD: kéo một cuộn chỉ) thì hướng của lực ma sát có khác nhau ko?


Logged


hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:35:31 pm Ngày 18 Tháng Giêng, 2011 »

Chào bạn! Mình nghĩ thế này: Khi tác dụng vào trọng tâm của vật thì vật có xu hướng chuyển động tịnh tiến và lực ma sát tác dụng là lực ma sát trượt có xu hướng chống lại sự chuyển động. Khi tác dụng ở bề mặt vật có xu hướng chuyển động lăn như vật nếu vật chuyển động được về phía trước thì lực ma sát tác dụng đóng vai trò là lực phát động đó là lực ma sát nghỉ. Đương nhiên là có đổi hướng rồi.
Bạn Hồng Nhung có ở đây không ạ! Xin chỉ giáo thêm!


Logged

Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
Hồng Nhung
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +43/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 66

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 186


nguyenthamhn
Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:51:59 am Ngày 19 Tháng Giêng, 2011 »

Hiepsinhi, chúng ta cùng xây dựng, có gì đâu mà chỉ giáo chứ? 

Hoangminh_kgl: Câu hỏi của bạn chưa thật rõ ràng, ko biết trả lời sao cho đúng ý. Cái lực kéo, nó còn có hướng mà, cũng phải nói sơ sơ là hướng theo phương ngang hay hợp với phương ngang góc a nào đó chứ?

Khi tác dụng lực vào một vật, ta phải xem xét xem nó gây ra những chuyển động gì: trượt, lăn hoặc vừa lăn vừa trượt. (Thường ở mức độ đơn giản ta chỉ gặp những bài toán lăn không trượt).  Nếu tác dụng vào tâm theo phương ngang sẽ gây ra chuyển động trượt, khi đó lực ma sát trượt ngược chiều chuyển động và cản trở chuyển động.

Trường hợp cuộn chỉ, nó có hai vòng: Vòng trong rỗng dùng để quấn chỉ, vòng ngoài là lớp chỉ chồng lên. Để kéo cuộn chỉ người ta tác dụng lực kéo vào cái vòng trong, thường bài tập cho lực kéo hợp với phương ngang góc a. Lúc này cuộn chỉ chuyển động lăn (hoặc có xu hướng chuyển động lăn, giả sử lăn không trượt). Tại điểm A tiếp xúc của cuộn chỉ với mặt phẳng ngang có lực ma sát nghỉ cản trở chuyển động lăn của cái điểm đó. Thế thì tùy thuộc vào giá trị của a mà cuộn chỉ lăn sang trái, phải hay đứng yên khác nhau, do đó lực ma sát nghỉ có hướng khác nhau, còn phương thì vẫn là phương ngang.


Logged

Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
hoangminh_kgl
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 9


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 09:17:34 am Ngày 20 Tháng Giêng, 2011 »

vậy xét trong trường hợp cụ thể khi lực tác dụng hợp với phương ngang một góc a=0 thì sao bạn ?


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.