Tất cả các ý trên của bạn đều xem như chỉ có 1 trục quay. Thực ra nói "trục quay" là hơi mập mờ vì:
1/ 2 đĩa quay trên 2 trục khác nhau.
2/ "Trục quay" để mà xét moment hay moment động lượng có thể là bất cứ điểm/ trục nào trong không gian, không nhất thiết phải là trục quay của vật mà bạn nhìn thấy.
Hãy xem như trục quay được chọn là 1 trong 2 trục quay của 2 vật. Ngay cả trường hợp đó thì các ý bạn đã nêu đều không đúng. Gọi trục quay của vật 1 là A, trục quay của vật 2 là B, và chọn xét hệ (các moment / moment động lượng) với trục ở A.
_ Thứ 1 + 2 của bạn: Lực tác dụng ở B gây ra moment đối với trục A.
_ Thứ 3 của bạn: Cùng chiều hay ngược chiều là do bạn quy ước để biến một phương trình vector thành phương trình đại số. Moment và moment động lượng đều là đại lượng vector.
P.S.: Mình có nhắc đến "điểm" khi nói về trục quay. Thực ra thì bài toán là 2 chiều, nên trục hay điểm không quan trọng, miễn là trục được chọn chiếu lên mặt phẳng 2 chiều trở thành điểm. Khi bài toán là 3 chiều, trục và điểm là khác nhau, và các phương trình moment hay moment động lượng sẽ khác.
Ở cấp 3, nhiều kiến thức được dạy, tưởng như đơn giản, thực ra lại cần hiểu rất rõ vấn đề, vì hầu như không ai chứng minh nhiều kết quả được dạy ở cấp 3. Mình nói thế không có nghĩa là cứ lên đại học thì sẽ được học tường tận đâu ;
Tốt hơn hết là nên bắt đầu mọi thứ với 3 định luật Newton và chứng minh lại từ đầu. (thực ra không phải cái gì cũng chứng minh được với 3 định luật Newton đâu
))