Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: arsenal2011 trong 11:43:40 pm Ngày 05 Tháng Ba, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6952



Tiêu đề: Điện, lượng tử ánh sáng và con lắc lò xo
Gửi bởi: arsenal2011 trong 11:43:40 pm Ngày 05 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Một dây chì đường kính [tex]d_{1}=0,5mm[/tex] dùng làm cầu chì của một bảng điện xoay chiều .Biết cường độ dòng điện chạy qua dây [tex]i=I\sqrt{2}cos\omega t\left(A \right)[/tex],dây chịu được cường độ dòng điện hiệu dụng tối đa [tex]I\leq 3\left(A \right)[/tex].Hỏi nếu thay dây chì có đường kính [tex]d_{2}=2mm[/tex] thì dây mới chịu được cường độ dòng điện hiệu dụng tối đa là bao nhiêu? Biết nhiệt lượng toả ra môi trường xung quanh tỉ lệ thuận với điện tích mặt ngoài của dây.
[tex]A.24A[/tex]
[tex]B.12A[/tex]
[tex]C.32A[/tex]
[tex]D.8A[/tex]

Bài 2: Một tế bào quang điện có anôt và catôt đều là những bản kim loại phẳng, đặt song song ,đối diện và cách nhau một khoảng [tex]2cm[/tex].Đặt vào anôt va catôt một hiệu điện thế [tex]8V[/tex],sau đó chiếu vào một điểm trên catôt một tia sáng có bước sóng [tex]\lambda[/tex] xảy ra hiện tượng quang điện. Biết hiệu điện thế hãm của kim loại làm catôt ứng với bức xạ trên là [tex]2V[/tex].Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anôt có electron đập vào bằng:
[tex]A.2cm[/tex]
[tex]B.16cm[/tex]
[tex]C.1cm[/tex]
[tex]D.8cm[/tex]

Bài 3: Một con lắc lò xo có độ cứng [tex]k=10N/m[/tex],khối lượng vật nặng [tex]m=100g[/tex],dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn [tex]6cm[/tex].Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn phẳng [tex]\mu =0,2[/tex].Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là:
[tex]A.\frac{\pi }{25\sqrt{5}}s[/tex]
[tex]B.\frac{\pi }{20}s[/tex]
[tex]C.\frac{\pi }{30}s[/tex]
[tex]D.\frac{\pi }{15}s[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Điện, lượng tử ánh Sáng và con lắc lò xo
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 12:03:49 am Ngày 06 Tháng Ba, 2012
Bài 1: Một dây chì đường kính [tex]d_{1}=0,5mm[/tex] dùng làm cầu chì của một bảng điện xoay chiều .Biết cường độ dòng điện chạy qua dây [tex]i=I\sqrt{2}cos\omega t\left(A \right)[/tex],dây chịu được cường độ dòng điện hiệu dụng tối đa [tex]I\leq 3\left(A \right)[/tex].Hỏi nếu thay dây chì có đường kính [tex]d_{2}=2mm[/tex] thì dây mới chịu được cường độ dòng điện hiệu dụng tối đa là bao nhiêu? Biết nhiệt lượng toả ra môi trường xung quanh tỉ lệ thuận với điện tích mặt ngoài của dây.
[tex]A.24A[/tex]
[tex]B.12A[/tex]
[tex]C.32A[/tex]
[tex]D.8A[/tex]
Nhiệt toả ra trên cầu chì theo GT [tex] ==> Q=k.\pi.d.l=R.I^2.t[/tex]
[tex]Th1 ==> k.\pi.d_1.l=\rho.l/s_1.I_1^2.t[/tex]
[tex]Th2 ==> k.\pi.d_2.l=\rho.l/s_2.I_2^2.t[/tex]
Lập tỷ Số bạn Sẽ tìm được [tex]\frac{I_2^2.S_1}{I_1^2.S_2}=\frac{d_2}{d_1} ==> \frac{I_2^2}{I_1^2}=\frac{d_2^3}{d_1^3}[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: Điện, lượng tử ánh Sáng và con lắc lò xo
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 07:29:08 am Ngày 06 Tháng Ba, 2012
Bài 2: Một tế bào quang điện có anôt và catôt đều là những bản kim loại phẳng, đặt song song ,đối diện và cách nhau một khoảng [tex]2cm[/tex].Đặt vào anôt va catôt một hiệu điện thế [tex]8V[/tex],sau đó chiếu vào một điểm trên catôt một tia Sáng có bước Sóng [tex]\lambda[/tex] xảy ra hiện tượng quang điện. Biết hiệu điện thế hãm của kim loại làm catôt ứng với bức xạ trên là [tex]2V[/tex].Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anôt có electron đập vào bằng:
[tex]A.2cm[/tex]
[tex]B.16cm[/tex]
[tex]C.1cm[/tex]
[tex]D.8cm[/tex]
em xem link sau: http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6767.msg31494#msg31494 (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6767.msg31494#msg31494)


Tiêu đề: Trả lời: Điện, lượng tử ánh Sáng và con lắc lò xo
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 07:35:44 am Ngày 06 Tháng Ba, 2012

Bài 3: Một con lắc lò xo có độ cứng [tex]k=10N/m[/tex],khối lượng vật nặng [tex]m=100g[/tex],dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn [tex]6cm[/tex].Hệ Số ma Sát trượt giữa con lắc và mặt bàn phẳng [tex]\mu =0,2[/tex].Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là:
[tex]A.\frac{\pi }{25\sqrt{5}}S[/tex]
[tex]B.\frac{\pi }{20}S[/tex]
[tex]C.\frac{\pi }{30}S[/tex]
[tex]D.\frac{\pi }{15}S[/tex]

+ Vị trí hợp lực bằng 0 ==> [tex]|xo|=\frac{\mu.m.g}{k}=2cm[/tex]
+ Trong 1/2 chu kỳ coi con lắc dao động điều hoà với vị trí cân bằng là vị trí "xo" có biên độ từ  A'=4cm đến -A'=-4 ==> vị trí x=0 tương đương với vị trí -A'/2 ==> Thời gian vật đị được là A' đến -A'/2 là T/3


Tiêu đề: Trả lời: Điện, lượng tử ánh Sáng và con lắc lò xo
Gửi bởi: KSH_Blow trong 06:06:00 pm Ngày 06 Tháng Ba, 2012
+Cho em hỏi sao chỗ kia lại là 5T/12 quay một góc 12\0 độ mà


Tiêu đề: Trả lời: Điện, lượng tử ánh Sáng và con lắc lò xo
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 07:21:41 pm Ngày 06 Tháng Ba, 2012
+Cho em hỏi sao chỗ kia lại là 5T/12 quay một góc 12\0 độ mà
Tính nhầm sửa rồi đó