Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : linglei 05:01:55 PM Ngày 21 May, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8882



: NHờ thấy cô giúp đỡ 1 số bài lạ
: linglei 05:01:55 PM Ngày 21 May, 2012

Bài 1 Một prôtôn bay với vận tốc [tex]$v_0 = 7,5.10^4m/s$[/tex]
 đến va chạm với một nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng cơ bản đang đứng yên. Sau va chạm prôtôn tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc [tex]$v_1 = 1,5.10^4m/s.$[/tex] Bỏ qua sự chênh lệch khối lượng của prôtôn và nguyên tử hyđrô, khối lượng của prôtôn là [tex]$m=1,672.10^{-27}kg.$[/tex] Bước sóng của phôtôn mà nguyên tử bức xạ ra sau đó khi nguyên tử chuyển về trạng thái cơ bản là: [tex]A. 130 $\mu m$        B. 0,31 $\mu m$   C. 103 nm           D. 0,130 $\mu m$t[/tex]
Bài 2 Cho [tex]$r_o=5,3.10^{-11}m$[/tex].[tex]$E=-\frac{13,6}{n^2}(eV)(n=1,2,3...)$[/tex]. Từ một trạng thái kích thích , nguyên tử hidro có thế phát xạ ra photon có năng lượng lớn nhất là $193,4.10^{-20}J.$.Coi chuyển động của electron trên quỹ đạo dừng là tròn đều, tốc độ của electron chuyển động trên đường này bằng
[tex]$A. 1,1.10^6(m/s)$      $B.1,26.10^6(m/s)$        $C.7,29.10^5(m/s)$          $D.2,43.10^5(m/s)$[/tex]
Câu 3: Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch luôn ổn định. Cho L thay đổi. Khi   thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện có giá trị lớn nhất, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R bằng 220V. Khi   thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm có giá trị lớn nhất và bằng 275V, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng 132V. Lúc này điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện là
A. 99V       B. 451V      C. 457V                 D. 96V
Câu 4 Cho mạch điện xoay chiều AB gồm R(L;r)C mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM chứa R, MN chứa L, r và NB chứa tụ điện C có điện dung thay đổi được , r=10 , R=80. Đặt vào 2 đầu AB điện áp xoay chiều . Thay đổi C để u_AN vuông pha với u_MB, khi đó U.AN=300 V; U.MB=60căn3. Giá trị của {AB} là:
A    A. 200V    B    B. 125V
C    C. 275V    D    D. 180V


: Trả lời: NHờ thấy cô giúp đỡ 1 số bài lạ
: hiepsi_4mat 06:14:04 PM Ngày 21 May, 2012
Bài 2 Cho [tex]$r_o=5,3.10^{-11}m$[/tex].[tex]$E=-\frac{13,6}{n^2}(eV)(n=1,2,3...)$[/tex]. Từ một trạng thái kích thích , nguyên tử hidro có thế phát xạ ra photon có năng lượng lớn nhất là $193,4.10^{-20}J.$.Coi chuyển động của electron trên quỹ đạo dừng là tròn đều, tốc độ của electron chuyển động trên đường này bằng
[tex]$A. 1,1.10^6(m/s)$      $B.1,26.10^6(m/s)$        $C.7,29.10^5(m/s)$          $D.2,43.10^5(m/s)$[/tex]
Trước tiên tính xem electron đang ở quỹ đạo nào. [tex]\varepsilon _{max}=-\frac{13,6}{n^{2}}-(-13,6)\Leftrightarrow n^{2}=\frac{13,6}{13,6-\varepsilon _{max}}=\frac{13,6}{13,6-12,0875}\approx 9\Rightarrow n=3\Rightarrow r=3^{2},r_{0}=9.5,3.10^{-11}=4,77.10^{-10}m[/tex]
Áp dụng công thức ĐL 2 Niu tơn và ĐL Cu lông:[tex]F=k\frac{\left| q_{1}q_{2}\right|}{r^{2}}=m\frac{v^{2}}{r}\Rightarrow v=\sqrt{\frac{k.q^{2}}{m.r}}=7,29.10^{5}m/s[/tex]


: Trả lời: NHờ thấy cô giúp đỡ 1 số bài lạ
: hiepsi_4mat 06:26:07 PM Ngày 21 May, 2012
Câu 3: Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch luôn ổn định. Cho L thay đổi. Khi   thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện có giá trị lớn nhất, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R bằng 220V. Khi   thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm có giá trị lớn nhất và bằng 275V, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng 132V. Lúc này điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện là
A. 99V       B. 451V      C. 457V                 D. 96V
Khi L thay đổi điện áp giữa hai đầu tụ điện lớn nhất tương ứng với cộng hưởng ( Vì Imax). Khi đó U = UR = 220V.
Khi ULmax = 275V, UR = 132V ta có:[tex]U^{2}=U_{R}^{2}+\left(U_{L}-U_{C} \right)^{2}\Rightarrow U_{C}=U_{L}-\sqrt{U^{2}-U_{R}^{2}}=99V[/tex]


: Trả lời: NHờ thấy cô giúp đỡ 1 số bài lạ
: nhung pham 06:52:01 PM Ngày 21 May, 2012
Bài 2 Cho [tex]$r_o=5,3.10^{-11}m$[/tex].[tex]$E=-\frac{13,6}{n^2}(eV)(n=1,2,3...)$[/tex]. Từ một trạng thái kích thích , nguyên tử hidro có thế phát xạ ra photon có năng lượng lớn nhất là $193,4.10^{-20}J.$.Coi chuyển động của electron trên quỹ đạo dừng là tròn đều, tốc độ của electron chuyển động trên đường này bằng
[tex]$A. 1,1.10^6(m/s)$      $B.1,26.10^6(m/s)$        $C.7,29.10^5(m/s)$          $D.2,43.10^5(m/s)$[/tex]
Trước tiên tính xem electron đang ở quỹ đạo nào. [tex]\varepsilon _{max}=-\frac{13,6}{n^{2}}-(-13,6)\Leftrightarrow n^{2}=\frac{13,6}{13,6-\varepsilon _{max}}=\frac{13,6}{13,6-12,0875}\approx 9\Rightarrow n=3\Rightarrow r=3^{2},r_{0}=9.5,3.10^{-11}=4,77.10^{-10}m[/tex]
Áp dụng công thức ĐL 2 Niu tơn và ĐL Cu lông:[tex]F=k\frac{\left| q_{1}q_{2}\right|}{r^{2}}=m\frac{v^{2}}{r}\Rightarrow v=\sqrt{\frac{k.q^{2}}{m.r}}=7,29.10^{5}m/s[/tex]

q = ? và m = ?
mình k biết cái đó  :-[


: Trả lời: NHờ thấy cô giúp đỡ 1 số bài lạ
: nhung pham 06:54:15 PM Ngày 21 May, 2012
đề câu 3 bạn ơi ,sửa lại đi


: Trả lời: NHờ thấy cô giúp đỡ 1 số bài lạ
: Hà Văn Thạnh 06:59:59 PM Ngày 21 May, 2012

Bài 1 Một prôtôn bay với vận tốc [tex]$v_0 = 7,5.10^4m/s$[/tex]
 đến va chạm với một nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng cơ bản đang đứng yên. Sau va chạm prôtôn tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc [tex]$v_1 = 1,5.10^4m/s.$[/tex] Bỏ qua sự chênh lệch khối lượng của prôtôn và nguyên tử hyđrô, khối lượng của prôtôn là [tex]$m=1,672.10^{-27}kg.$[/tex] Bước sóng của phôtôn mà nguyên tử bức xạ ra sau đó khi nguyên tử chuyển về trạng thái cơ bản là: [tex]A. 130 $\mu m$        B. 0,31 $\mu m$   C. 103 nm           D. 0,130 $\mu m$t[/tex]
Định luật bảo toàn động lượng:[tex]\vec{P_p}=\vec{P_p'}+\vec{P_H}[/tex]
Chọn chiều dương là chiều CĐ Proton [tex]==> m.V_0=mV'+m_H.V_H[/tex]
[tex]==> V_H=m_p(V_0-V')/m_H ==> V_H=6.10^{4}[/tex]
Định luật BTNL
[tex]1/2mV_0^2=1/2mV'^2+1/2m_H.V_H^2+\epsilon[/tex]
[tex]==> 1/2.1,67.10^{-27}(V_0^2-V'^2-V_H^2)=hc/\lambda[/tex]
[tex]==> \lambda=0,132 \mu.m[/tex]