Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : anhngoca1 12:24:59 AM Ngày 15 May, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8632



: giúp điện xoay chiều
: anhngoca1 12:24:59 AM Ngày 15 May, 2012
1. Mạch xoay chiều AB nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn thuần cảm và tụ C(R, L, C hữu hạn và khác 0)Ở thời điểm t điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch AB và điện áp tức thời trên L có độ lớn bằng nửa giá trị biên độ tương ứng của chúng. Tìm hệ số công suất của mạch
A. 0      B. 0,5      C. 0,71      D. 0,87
  mọi người giúp mình bài này với nhé


: Trả lời: giúp điện xoay chiều
: anhngoca1 12:55:44 AM Ngày 15 May, 2012

Một đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R nối tiếp với cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,4/pi H và mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung  có thể thay đổi. Đặt vào hai đầu mạch AB một điện áp u = U0cos( wt) V. Khi  C = C1 = 10^-3/(2pi) F thì dòng điện trong mạch trễ pha   so với điện áp hai đầu đoạn mạch AB. Khi C = C2 =10^-3/(5pi)  F thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ đạt giá trị cực đại là  100căn5 V. Giá trị của R là
 A. 50                    B. 40  .             C. 10  .               D. 20  .
mình sửa lại đề nhé


: Trả lời: giúp điện xoay chiều
: Hà Văn Thạnh 12:56:55 AM Ngày 15 May, 2012
1. Mạch xoay chiều AB nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn thuần cảm và tụ C(R, L, C hữu hạn và khác 0)Ở thời điểm t điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch AB và điện áp tức thời trên L có độ lớn bằng nửa giá trị biên độ tương ứng của chúng. Tìm hệ số công suất của mạch
A. 0      B. 0,5      C. 0,71      D. 0,87
  mọi người giúp mình bài này với nhé
Dựa trên giản đồ ta thấy
Th1:
góc hợp bởi uL và uAB là 120 mà uL nhanh hơn i 1 góc 90 ==> uAB chậm hơn i 1 góc 30
[tex]==> cos(\varphi)=\sqrt{3}/2=0,87[/tex]

Th2:
góc hợp bởi uL và uAB là 60 mà uL nhanh hơn i 1 góc 90 ==> uAB nhanh hơn i 1 góc 30
[tex]==> cos(\varphi)=\sqrt{3}/2=0,87[/tex]


: Trả lời: giúp điện xoay chiều
: Hà Văn Thạnh 01:06:58 AM Ngày 15 May, 2012

Một đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R nối tiếp với cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,4/pi H và mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung  có thể thay đổi. Đặt vào hai đầu mạch AB một điện áp u = U0cos( wt) V. Khi  C = C1 = 10^-3/(2pi) F thì dòng điện trong mạch trễ pha (???)   so với điện áp hai đầu đoạn mạch AB. Khi C = C2 =10^-3/(5pi)  F thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ đạt giá trị cực đại là  100căn5 V. Giá trị của R là
 A. 50                    B. 40  .             C. 10  .               D. 20  .
mình sửa lại đề nhé

bài này không cho \omega, không cho độ lệch pha ban đầu thì thua??? em coi lại đề phần ??? có giá trị gì không


: Trả lời: giúp điện xoay chiều
: anhngoca1 01:15:22 AM Ngày 15 May, 2012
pi/4 thầy ạ, không cho omega đâu, phải tìm omega


: Trả lời: giúp điện xoay chiều
: Hà Văn Thạnh 07:44:57 AM Ngày 15 May, 2012

Một đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R nối tiếp với cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,4/pi H và mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung  có thể thay đổi. Đặt vào hai đầu mạch AB một điện áp u = U0cos( wt) V. Khi  C = C1 = 10^-3/(2pi) F thì dòng điện trong mạch trễ pha pi/4  so với điện áp hai đầu đoạn mạch AB. Khi C = C2 =10^-3/(5pi)  F thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ đạt giá trị cực đại là  100căn5 V. Giá trị của R là
 A. 50                    B. 40  .             C. 10  .               D. 20  .
mình sửa lại đề nhé

Khi C=C1 .Do i chậm pha so với u 1 góc [tex]\pi/4 ==> R=ZL-ZC1[/tex]
Do [tex]U_{cmax}[/tex] ==> uRL vuông pha u
[tex]ZC2=\frac{ZL^2+R^2}{ZL}[/tex]
[tex]==> \omega, R[/tex]
bài này không hiểu cho Ucmax làm gì?


: Trả lời: giúp điện xoay chiều
: Nguyễn Tấn Đạt 10:59:58 AM Ngày 15 May, 2012

Một đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R nối tiếp với cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,4/pi H và mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung  có thể thay đổi. Đặt vào hai đầu mạch AB một điện áp u = U0cos( wt) V. Khi  C = C1 = 10^-3/(2pi) F thì dòng điện trong mạch trễ pha  so với điện áp hai đầu đoạn mạch AB là [tex]\frac{\pi }{4}[/tex]
. Khi C = C2 =10^-3/(5pi)  F thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ đạt giá trị cực đại là  100căn5 V. Giá trị của R là
 A. 50                    B. 40  .             C. 10  .               D. 20  .

ứng với C1 thì i trễ pha [tex]\frac{\pi }{4}[/tex] so với u => [tex]R=Z_L-Z_C_1[/tex]

ứng với C2 thì Uc max => [tex]Z_C_2=\frac{R^2+Z_L^2}{Z_L}=\frac{(Z_L-Z_C_1)^2+Z_L^2}{Z_L}[/tex]

thay [tex]Z_L=\omega L;Z_C_1=\frac{1}{\omega C_1};Z_C_2=\frac{1}{\omega C_2}[/tex] vào trên ta được:

[tex]2(\frac{0,4}{\pi })^2.\omega ^4-3600\omega ^2+(\frac{2\pi }{10^-^3})^2=0[/tex]

=> [tex]\omega =100\pi rad/s[/tex] hoặc [tex]\omega =111 rad/s[/tex]

[tex]\omega =100\pi rad/s[/tex] => [tex]R=20\Omega[/tex]

[tex]\omega =111rad/s=>R=30\sqrt{2}\Omega[/tex]









: Trả lời: Trả lời: giúp điện xoay chiều
: Nguyễn Tấn Đạt 11:04:58 AM Ngày 15 May, 2012

Một đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R nối tiếp với cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,4/pi H và mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung  có thể thay đổi. Đặt vào hai đầu mạch AB một điện áp u = U0cos( wt) V. Khi  C = C1 = 10^-3/(2pi) F thì dòng điện trong mạch trễ pha pi/4  so với điện áp hai đầu đoạn mạch AB. Khi C = C2 =10^-3/(5pi)  F thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ đạt giá trị cực đại là  100căn5 V. Giá trị của R là
 A. 50                    B. 40  .             C. 10  .               D. 20  .
mình sửa lại đề nhé

Khi C=C1 .Do i chậm pha so với u 1 góc [tex]\pi/4 ==> R=ZL-ZC1[/tex]
Do [tex]U_{cmax}[/tex] ==> uRL vuông pha u
[tex]ZC2=\frac{ZL^2+R^2}{ZL}[/tex]
[tex]==> \omega, R[/tex]
bài này không hiểu cho Ucmax làm gì?

e nghĩ để gây "nhiễu loạn" thêm khi cố gắng dùng [tex]U_C_m_a_x=U\frac{\sqrt{R^2+Z_L^2}}{R}[/tex] :D