Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : vengefulspirit2611 08:08:57 AM Ngày 10 May, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8443



: 5 bài thi thử đại học hay
: vengefulspirit2611 08:08:57 AM Ngày 10 May, 2012
Mong các thầy giúp e mấy bài này trong đề thi thử:

Câu 1:  Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, độ giảm điện áp trên đường dây tải điện một pha bằng n lần điện áp còn lại ở cuối đường dây này. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp. Để công suất hao phí trên đường dây giảm a lần nhưng vẫn đảm bảo công suất truyền đến nơi tiêu thụ không đổi, cần phải tăng điện áp của nguồn lên bao nhiêu lần ?
A. [tex]\frac{n+a}{\sqrt{a}(n+1)}[/tex]
B. [tex]\frac{n+a}{n+1}[/tex]
C. [tex]\frac{n}{a(n+1)}[/tex]
D. [tex]\frac{n+\sqrt{a}}{\sqrt{a(}(n+1)}[/tex]


Câu 2: Chiết suất của nước đối với ánh sáng tím, ánh sáng vàng và ánh sáng đỏ có các giá trị: 1,343,
1,358, 1,328. Chiếu một chùm sáng trắng song song từ nước ra không khí, người ta thấy tia ló màu vàng có
phương là là mặt nước. Góc giữa tia ló màu đỏ và tia phản xạ màu tím bằng
A. 58,84 độ              B. 54,64 độ               C. 46,25 độ                D. 50,45 độ


Câu 3: Cho biết khối lượng nghỉ của prôtôn, nơtron và êlectron lần lượt là mp = 938,3MeV/c2, mn =
939,6MeV/c2, me = 0,511MeV/c2. Lấy 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 16C  bằng
A. 7,45MeV/nuclôn.   B. 7,19MeV/nuclôn.   C. 7,71MeV/nuclôn.   D. 7,96MeV/nuclôn.

em có biết qua cách làm câu 3 nhưng thực sự khi tính ra thì không cho đáp án tròn như được đề bài.


Câu 4: Con lắc đơn có dây dài l =1,0 m, quả nặng có khối lượng m = 100g mang điện tích q = 2.10-6C được đặt trong điện trường đều có phương nằm ngang, cường độ E = 104V/m. Lấy g =10m/s2. Khi con lắc đang đứng yên ở vị trí cân bằng, người ta đột ngột đổi chiều điện trường và giữ nguyên cường độ. Sau đó, con lắc dao động điều hòa với biên độ góc bằng
A. α = 0,040rad.   B. 0,020rad.   C. 0,010rad.   D. 0,030rad



Câu 5: Trong ống Cu-lít-giơ, êlectron đập vào anôt có tốc độ cực đại bằng 0,85c. Biết khối lượng nghỉ
của êlectron là 0,511MeV/c2. Chùm tia X do ống Cu-lít-giơ này phát ra có bước sóng ngắn nhất bằng
A. 6,7pm.   B. 2,7pm.   C. 1,3pm.   D. 3,4pm
Đáp án câu 5 là C.1,3pm nhưng em chỉ tính ra được đáp án A.


: Trả lời: 5 bài thi thử đại học hay
: Hà Văn Thạnh 08:40:36 AM Ngày 10 May, 2012
Câu 5: Trong ống Cu-lít-giơ, êlectron đập vào anôt có tốc độ cực đại bằng 0,85c. Biết khối lượng nghỉ
của êlectron là 0,511MeV/c2. Chùm tia X do ống Cu-lít-giơ này phát ra có bước sóng ngắn nhất bằng
A. 6,7pm.   B. 2,7pm.   C. 1,3pm.   D. 3,4pm
Đáp án câu 5 là C.1,3pm nhưng em chỉ tính ra được đáp án A.
bài này em dùng công thức tính động năng tương đối theo công thức axtanh.
[tex]W_{da}=\frac{m_0c^2}{\sqrt{1-\frac{v^2}{c^2}}}-m_0.c^2[/tex]
sau đó dùng
[tex]\lambda=\frac{hc}{W_{da}}[/tex]


: Trả lời: 5 bài thi thử đại học hay
: Hoàng Anh Tài 09:53:05 AM Ngày 10 May, 2012
Mong các thầy giúp e mấy bài này trong đề thi thử:

Câu 1:  Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, độ giảm điện áp trên đường dây tải điện một pha bằng n lần điện áp còn lại ở cuối đường dây này. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp. Để công suất hao phí trên đường dây giảm a lần nhưng vẫn đảm bảo công suất truyền đến nơi tiêu thụ không đổi, cần phải tăng điện áp của nguồn lên bao nhiêu lần ?
A. [tex]\frac{n+a}{\sqrt{a}(n+1)}[/tex]
B. [tex]\frac{n+a}{n+1}[/tex]
C. [tex]\frac{n}{a(n+1)}[/tex]
D. [tex]\frac{n+\sqrt{a}}{\sqrt{a(}(n+1)}[/tex]


- Công suất tải không đổi nên: [tex]I_{1}U_{tai1} = I_{2}U_{tai2}[/tex] ==> [tex]U_{tai2} = \frac{I_{1}}{I_{2}}U_{tai1}[/tex]   (1)

- [tex]U_{1} = U_{tai1} + \Delta U_{1} = (n + 1)U_{tai1}[/tex] ==> [tex]U_{tai1} = \frac{U1}{n + 1}[/tex]   (2)

- [tex]\frac{P_{hp1}}{P_{hp2}} = (\frac{\Delta U_{1}}{\Delta U_{2}})^{2} = a[/tex] ==> [tex]\frac{\Delta U_{1}}{\Delta U_{2}} = \sqrt{a} = \frac{I_{1}}{I_{2}}[/tex]  (3)

- [tex]U_{2} = U_{tai2} + \Delta U_{2}[/tex]  (4)

Từ (1) (2) (3) (4) tìm được KQ [tex]\frac{U_2}{U_1} = \frac{n+a}{\sqrt{a}(n+1)}[/tex]


: Trả lời: 5 bài thi thử đại học hay
: Hà Văn Thạnh 10:31:17 AM Ngày 10 May, 2012
Mong các thầy giúp e mấy bài này trong đề thi thử:

Câu 1:  Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, độ giảm điện áp trên đường dây tải điện một pha bằng n lần điện áp còn lại ở cuối đường dây này. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp. Để công suất hao phí trên đường dây giảm a lần nhưng vẫn đảm bảo công suất truyền đến nơi tiêu thụ không đổi, cần phải tăng điện áp của nguồn lên bao nhiêu lần ?
A. [tex]\frac{n+a}{\sqrt{a}(n+1)}[/tex]
B. [tex]\frac{n+a}{n+1}[/tex]
C. [tex]\frac{n}{a(n+1)}[/tex]
D. [tex]\frac{n+\sqrt{a}}{\sqrt{a(}(n+1)}[/tex]


- Công suất tải không đổi nên: [tex]I_{1}U_{tai1} = I_{2}U_{tai2}[/tex] ==> [tex]U_{tai2} = \frac{I_{1}}{I_{2}}U_{tai1}[/tex]   (1)

- [tex]U_{1} = U_{tai1} + \Delta U_{1} = (n + 1)U_{tai1}[/tex] ==> [tex]U_{tai1} = \frac{U1}{n + 1}[/tex]   (2)

- [tex]\frac{P_{hp1}}{P_{hp2}} = (\frac{\Delta U_{1}}{\Delta U_{2}})^{2} = a[/tex] ==> [tex]\frac{\Delta U_{1}}{\Delta U_{2}} = \sqrt{a} = \frac{I_{1}}{I_{2}}[/tex]  (3)

- [tex]U_{2} = U_{tai2} + \Delta U_{2}[/tex]  (4)

Từ (1) (2) (3) (4) tìm được KQ [tex]\frac{U_2}{U_1} = \frac{n+a}{\sqrt{a}(n+1)}[/tex]
với cách giải trên nên thêm lúc đầu độ giảm điện áp trên đường dây tải điện một pha bằng n lần
vì nếu lúc sau cũng thỏa ĐK trên thì
+ [tex]U_{1} = U_{tai1} + \Delta U_{1} = (n + 1)U_{tai1}[/tex]
+ [tex]U_{2} = U_{tai2} + \Delta U_{2} = (n + 1)U_{tai2}[/tex]
[tex]==>\frac{U_{1}}{U_{2}}=\frac{U_{tai1}}{U_{tai2}}=\frac{1}{\sqrt{a}}[/tex]


: Trả lời: 5 bài thi thử đại học hay
: vengefulspirit2611 10:49:14 AM Ngày 10 May, 2012
Đúng rồi, vậy câu 2,3,4 giải như thế nào ạ?


: Trả lời: 5 bài thi thử đại học hay
: Hà Văn Thạnh 11:06:43 AM Ngày 10 May, 2012

Câu 4: Con lắc đơn có dây dài l =1,0 m, quả nặng có khối lượng m = 100g mang điện tích q = 2.10-6C được đặt trong điện trường đều có phương nằm ngang, cường độ E = 104V/m. Lấy g =10m/s2. Khi con lắc đang đứng yên ở vị trí cân bằng, người ta đột ngột đổi chiều điện trường và giữ nguyên cường độ. Sau đó, con lắc dao động điều hòa với biên độ góc bằng
A. α = 0,040rad.   B. 0,020rad.   C. 0,010rad.   D. 0,030rad

vì số liệu bạn đưa lên không chuẩn nên thầy hướng dẫn em nhé
con lắc đơn đang ở VTCB chịu F lực điện trường [tex]==> tan(\alpha_0)=\frac{qE}{mg}[/tex]
+ thay đổi hướng điện trường VTCB thay đổi tới vị trí đối xứng==> con lắc đơn dao động trong điện trường có biên độ góc là [tex]2.\alpha_0[/tex]


: Trả lời: 5 bài thi thử đại học hay
: Hà Văn Thạnh 11:21:34 AM Ngày 10 May, 2012

Câu 2: Chiết suất của nước đối với ánh sáng tím, ánh sáng vàng và ánh sáng đỏ có các giá trị: 1,343,
1,358, 1,328. Chiếu một chùm sáng trắng song song từ nước ra không khí, người ta thấy tia ló màu vàng có
phương là là mặt nước. Góc giữa tia ló màu đỏ và tia phản xạ màu tím bằng
A. 58,84 độ              B. 54,64 độ               C. 46,25 độ                D. 50,45 độ
Tia vàng là là mặt phân cách ==> tia đỏ khúc xạ, tia tím phản xạ toàn phân
[tex]==> sini=sin(ighv)=\frac{1}{nv} ==> i[/tex]
ĐLPX tia tím: i=i'
ĐLKX tia đỏ: [tex]1,328sin(i)=sin(r) ==> 1,328sin(i)=sin(180-i-\beta)[/tex] (beta góc hợp bởi tia đó và tím)


: Trả lời: 5 bài thi thử đại học hay
: quark 12:56:07 AM Ngày 15 May, 2012
Thầy ơi làm kĩ câu 1 được không thầy


: Trả lời: 5 bài thi thử đại học hay
: gaussvnpro 10:51:22 PM Ngày 28 December, 2012
Thầy ơi giải giùm em câu 3, thường thường thì không có electron!!


: Trả lời: 5 bài thi thử đại học hay
: Trịnh Minh Hiệp 11:36:52 AM Ngày 29 December, 2012
Câu 3: Cho biết khối lượng nghỉ của prôtôn, nơtron và êlectron lần lượt là mp = 938,3MeV/c2, mn =
939,6MeV/c2, me = 0,511MeV/c2. Lấy 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 16C  bằng
A. 7,45MeV/nuclôn.   B. 7,19MeV/nuclôn.   C. 7,71MeV/nuclôn.   D. 7,96MeV/nuclôn.
em có biết qua cách làm câu 3 nhưng thực sự khi tính ra thì không cho đáp án tròn như được đề bài.
HD: Bài này em phải tính khối lượng nguyên tử sau đó tính khối lượng hạt nhân rồi tính bình thường. Em xem HD dưới


: Trả lời: 5 bài thi thử đại học hay
: kityotme 05:10:23 PM Ngày 09 January, 2013


Câu 2: Chiết suất của nước đối với ánh sáng tím, ánh sáng vàng và ánh sáng đỏ có các giá trị: 1,343,
1,358, 1,328. Chiếu một chùm sáng trắng song song từ nước ra không khí, người ta thấy tia ló màu vàng có
phương là là mặt nước. Góc giữa tia ló màu đỏ và tia phản xạ màu tím bằng
A. 58,84 độ              B. 54,64 độ               C. 46,25 độ                D. 50,45 độ



em không hiểu taị sao chiết suất của ánh sáng tím lại bé thua ánh sáng vàng được?




: Trả lời: 5 bài thi thử đại học hay
: Hà Văn Thạnh 10:55:39 PM Ngày 09 January, 2013


Câu 2: Chiết suất của nước đối với ánh sáng tím, ánh sáng vàng và ánh sáng đỏ có các giá trị: 1,343,
1,358, 1,328. Chiếu một chùm sáng trắng song song từ nước ra không khí, người ta thấy tia ló màu vàng có
phương là là mặt nước. Góc giữa tia ló màu đỏ và tia phản xạ màu tím bằng
A. 58,84 độ              B. 54,64 độ               C. 46,25 độ                D. 50,45 độ



em không hiểu taị sao chiết suất của ánh sáng tím lại bé thua ánh sáng vàng được?



theo thầy chắc đánh nhầm em cứ đổi theo trình tự đỏ bé nhất đến vàng và đến tím rồi làm