Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : mark_bk99 04:11:58 PM Ngày 29 April, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8081



: Điện,sóng nhờ MN
: mark_bk99 04:11:58 PM Ngày 29 April, 2012
1.Cho mạch điện xoay chiều AB chứa RLC mắc nối tiếp. Đoạn AM có điện trở thuần và cuộn dây thuần cảm ZL = 2R, đoạn MB có điện dung C có thể thay đổi được. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều u = U0cos(ωt) với U0 và ω không đổi. Thay đổi C = C0 thì công suất mạch đạt giá trị cực đại, khi đó mắc thêm tụ C1 vào mạch MB công suất mạch giảm một nửa, tiếp tục mắc thêm tụ C2 vào mạch MB để công suất mạch tăng gấp đôi. Tụ C2 có thể nhận giá trị nào sau đây?

A. C0/3 hoặc 2C0             B. C0/2 hoặc 2C0           C. C0/2 hoặc 3C0    D. C0/3 hoặc 3C0.


2.Ở mặt thoáng chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm, dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là uA = 3cos(40πt + π/6) cm và uB = 4cos(40πt + 2π/3) cm. Cho tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Đường tròn có tâm I là trung điểm AB, nằm trên mặt nước có bán kính R = 4 cm. Số điểm dao động với biên độ 7 cm có trên đường tròn là

 A. 8.                            B. 18.                   C. 16.                                         D. 9.


: Trả lời: Điện,sóng nhờ MN
: Nguyễn Tấn Đạt 05:16:44 PM Ngày 29 April, 2012
2.Ở mặt thoáng chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm, dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là uA = 3cos(40πt + π/6) cm và uB = 4cos(40πt + 2π/3) cm. Cho tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Đường tròn có tâm I là trung điểm AB, nằm trên mặt nước có bán kính R = 4 cm. Số điểm dao động với biên độ 7 cm có trên đường tròn là

 A. 8.                            B. 18.                   C. 16.                                         D. 9.


gọi M là điểm bất kì trên AB, cách 2 nguồn lần lượt d1 và d2

[tex]u_1_M = 3cos(40\pi t + \frac{\pi }{6} - \frac{2\pi d_1}{\lambda })[/tex]

[tex]u_2_M = 4cos(40\pi t + \frac{2\pi }{3} - \frac{2\pi d_2}{\lambda })[/tex]

để M dao động với biên 7cm : biên cực đại thì [tex]u_1_M[/tex] đồng pha [tex]u_2_M[/tex]

[tex]\Leftrightarrow \Delta \varphi = k2\pi[/tex]

[tex]\Leftrightarrow d_2 - d_1 = 2k + \frac{1}{2}[/tex]

số điểm dao động với biên cực đại trên AB

-10 < 2k + 1/2 < 10 => có 10 điểm.

đường tròn có đường kính 8 cm nên 2 nguồn A, B cách đường tròn( không phải cách tâm I) khoảng

[tex]\frac{\lambda }{2}[/tex]. vậy có 8 vân cực đại cắt đường tròn, 2 vân ngoài cùng tiếp xúc đường tròn
=> trên đường tròn có 8.2 + 2 = 18 điểm.



: Trả lời: Điện,sóng nhờ MN
: kydhhd 08:20:34 PM Ngày 29 April, 2012
1.Cho mạch điện xoay chiều AB chứa RLC mắc nối tiếp. Đoạn AM có điện trở thuần và cuộn dây thuần cảm ZL = 2R, đoạn MB có điện dung C có thể thay đổi được. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều u = U0cos(ωt) với U0 và ω không đổi. Thay đổi C = C0 thì công suất mạch đạt giá trị cực đại, khi đó mắc thêm tụ C1 vào mạch MB công suất mạch giảm một nửa, tiếp tục mắc thêm tụ C2 vào mạch MB để công suất mạch tăng gấp đôi. Tụ C2 có thể nhận giá trị nào sau đây?

A. C0/3 hoặc 2C0             B. C0/2 hoặc 2C0           C. C0/2 hoặc 3C0    D. C0/3 hoặc 3C0.
Pmax khi Zl=Zc nên Zl=Zc=2R
[tex]Pmax=\frac{U^{2}}{R}[/tex]
để P=Pmax/2: [tex]P=\frac{U^{2}}{R^{2}+(Zl-Zc')^{2}}R=\frac{U^{2}}{2R}\Rightarrow (2R-Zc')^{2}=R^{2}\Rightarrow Zc'=R; Zc'=3R[/tex],
C'=2C/3, C'=2C
công suất tăng gấp đôi Zl=Zc'' nên c''=c, nên C2=C/3(C' song song C2) và C2=2C(C'nối tiếp C2) chọn A


: Trả lời: Điện,sóng nhờ MN
: mark_bk99 11:09:02 AM Ngày 30 April, 2012
đường tròn có đường kính 8 cm nên 2 nguồn A, B cách đường tròn( không phải cách tâm I) khoảng

. vậy có 8 vân cực đại cắt đường tròn, 2 vân ngoài cùng tiếp xúc đường tròn
=> trên đường tròn có 8.2 + 2 = 18 điểm.

Bạn ơi,bạn vẽ hình mình xem với ,đoạn này mình chưa rõ lắm .Thanks


: Trả lời: Điện,sóng nhờ MN
: Nguyễn Tấn Đạt 11:16:05 AM Ngày 30 April, 2012
đường tròn có đường kính 8 cm nên 2 nguồn A, B cách đường tròn( không phải cách tâm I) khoảng [tex]\frac{\lambda }{2}[/tex]


. vậy có 8 vân cực đại cắt đường tròn, 2 vân ngoài cùng tiếp xúc đường tròn
=> trên đường tròn có 8.2 + 2 = 18 điểm.

Bạn ơi,bạn vẽ hình mình xem với ,đoạn này mình chưa rõ lắm .Thanks

nghĩa là 2 vân ngoài cùng tiếp xúc với  đường tròn nên 2 vân này không cắt đường tròn tại 2 điểm, nếu nằm ngoài đường tròn sẽ vô lý => chữ màu đỏ :D


: Trả lời: Điện,sóng nhờ MN
: Đậu Nam Thành 11:32:18 AM Ngày 30 April, 2012
đường tròn có đường kính 8 cm nên 2 nguồn A, B cách đường tròn( không phải cách tâm I) khoảng

. vậy có 8 vân cực đại cắt đường tròn, 2 vân ngoài cùng tiếp xúc đường tròn
=> trên đường tròn có 8.2 + 2 = 18 điểm.

Bạn ơi,bạn vẽ hình mình xem với ,đoạn này mình chưa rõ lắm .Thanks
thế này nha:
A.........M1.............I............M2.......B
điều kiện để điểm M nằm trên cực đại là: d2-d1=2k+1/2 ( lấy lại ý của dathaon )
nếu M thuộc cực đại, nằm trên AB và là giao điểm của đường tròn với AB thì ta luôn có:
khi Mlà M1 nằm gần A thì: M1A-M1B = 1-9=-8
khi M là M2 nằm gần B thì: M1A-M1B=9-1=8
vậy ta luôn có khi M chạy từ M1 đến M2 thì
-8 <=2k+1/2 <=8. suy ra: -4,25 <=k <=3,75. suy ra có 8 cực đại cắt đường tròn. vậy trên đường tròn có 16 điểm cực đại


: Trả lời: Điện,sóng nhờ MN
: Điền Quang 11:50:37 AM Ngày 30 April, 2012

2.Ở mặt thoáng chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm, dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là uA = 3cos(40πt + π/6) cm và uB = 4cos(40πt + 2π/3) cm. Cho tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Đường tròn có tâm I là trung điểm AB, nằm trên mặt nước có bán kính R = 4 cm. Số điểm dao động với biên độ 7 cm có trên đường tròn là

 A. 8.                            B. 18.                   C. 16.                                         D. 9.

Em xem hình nè Mark:



: Trả lời: Điện,sóng nhờ MN
: Đậu Nam Thành 11:54:05 AM Ngày 30 April, 2012

2.Ở mặt thoáng chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm, dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là uA = 3cos(40πt + π/6) cm và uB = 4cos(40πt + 2π/3) cm. Cho tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Đường tròn có tâm I là trung điểm AB, nằm trên mặt nước có bán kính R = 4 cm. Số điểm dao động với biên độ 7 cm có trên đường tròn là

 A. 8.                            B. 18.                   C. 16.                                         D. 9.

Em xem hình nè Mark:


theo ngulau thì hình này không chính xác thầy ĐQ ạ!


: Trả lời: Điện,sóng nhờ MN
: havang1895 12:00:30 PM Ngày 30 April, 2012
đường tròn có đường kính 8 cm nên 2 nguồn A, B cách đường tròn( không phải cách tâm I) khoảng [tex]\frac{\lambda }{2}[/tex]


. vậy có 8 vân cực đại cắt đường tròn, 2 vân ngoài cùng tiếp xúc đường tròn
=> trên đường tròn có 8.2 + 2 = 18 điểm.

Bạn ơi,bạn vẽ hình mình xem với ,đoạn này mình chưa rõ lắm .Thanks

nghĩa là 2 vân ngoài cùng tiếp xúc với  đường tròn nên 2 vân này không cắt đường tròn tại 2 điểm, nếu nằm ngoài đường tròn sẽ vô lý => chữ màu đỏ :D


Hai nguồn có cùng pha nhau đâu mà trung trực là cực đại nhỉ.
Vừa khác biên độ, vừa lệch pha. Cũng ra 16 điểm nhưng thấy chưa được rõ ràng lắm.........


: Trả lời: Điện,sóng nhờ MN
: havang1895 12:14:14 PM Ngày 30 April, 2012


2.Ở mặt thoáng chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm, dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là uA = 3cos(40πt + π/6) cm và uB = 4cos(40πt + 2π/3) cm. Cho tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Đường tròn có tâm I là trung điểm AB, nằm trên mặt nước có bán kính R = 4 cm. Số điểm dao động với biên độ 7 cm có trên đường tròn là

 A. 8.                            B. 18.                   C. 16.                                         D. 9.

Khoảng vân i = lamda/2 = 1cm --> Mỗi bên có 4 khoảng vân. TRong mỗi khoảng vân chắc chắn có 1 cực đại nên tất cả có 8 cực đại. --> Cắt đường tròn 16 điểm.


: Trả lời: Điện,sóng nhờ MN
: Điền Quang 12:31:15 PM Ngày 30 April, 2012

theo ngulau thì hình này không chính xác thầy ĐQ ạ!

Cảm ơn thầy Ngulau, do không đọc đề kỹ nên vẽ sai, ĐQ đã sửa lại rồi.


: Trả lời: Điện,sóng nhờ MN
: havang1895 12:49:56 PM Ngày 30 April, 2012


2.Ở mặt thoáng chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm, dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là uA = 3cos(40πt + π/6) cm và uB = 4cos(40πt + 2π/3) cm. Cho tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Đường tròn có tâm I là trung điểm AB, nằm trên mặt nước có bán kính R = 4 cm. Số điểm dao động với biên độ 7 cm có trên đường tròn là

 A. 8.                            B. 18.                   C. 16.                                         D. 9.

Khoảng vân i = lamda/2 = 1cm --> Mỗi bên có 4 khoảng vân. TRong mỗi khoảng vân chắc chắn có 1 cực đại nên tất cả có 8 cực đại. --> Cắt đường tròn 16 điểm.

Bàn lại một tí về đề bài này

[tex]u1 = 3cos\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right) = 5.\frac{3}{5}cos\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right) = 5cos\left(\beta \right)cos\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right) u2 = 4cos\left(\omega t + \frac{2\pi }{3} \right) = - 5.\frac{4}{5}sin\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right) = - 5sin\left(\beta \right)sin\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right)[/tex]

Nếu tại M là tổng hợp của hai dao động, và hai dao động thành phần cùng pha hay vân cực đại thì phương trình tổng hợp đưa về dạng phương trình cos(a - b) --> Biên độ cực đại bằng 5 --> Hơi vô lí nhỉ.

Nếu theo cách tổng hợp thông thường biên độ cực đại là 7 thì ai đó chứng minh dùm tớ khoảng vân vẫn bằng lamda/2 thử xem, tớ thấy hơi mơ hồ.

Bài toán không hay, dạng là nhưng không có tính "thời sự", tốt nhất là không nên quan tâm mấy dạng này, có vẻ mang nhiều tính chủ quan của người ra đề nhỉ.


: Trả lời: Điện,sóng nhờ MN
: Đậu Nam Thành 01:04:43 PM Ngày 30 April, 2012


2.Ở mặt thoáng chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm, dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là uA = 3cos(40πt + π/6) cm và uB = 4cos(40πt + 2π/3) cm. Cho tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Đường tròn có tâm I là trung điểm AB, nằm trên mặt nước có bán kính R = 4 cm. Số điểm dao động với biên độ 7 cm có trên đường tròn là

 A. 8.                            B. 18.                   C. 16.                                         D. 9.

Khoảng vân i = lamda/2 = 1cm --> Mỗi bên có 4 khoảng vân. TRong mỗi khoảng vân chắc chắn có 1 cực đại nên tất cả có 8 cực đại. --> Cắt đường tròn 16 điểm.

Bàn lại một tí về đề bài này

[tex]u1 = 3cos\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right) = 5.\frac{3}{5}cos\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right) = 5cos\left(\beta \right)cos\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right) u2 = 4cos\left(\omega t + \frac{2\pi }{3} \right) = - 5.\frac{4}{5}sin\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right) = - 5sin\left(\beta \right)sin\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right)[/tex]

Nếu tại M là tổng hợp của hai dao động, và hai dao động thành phần cùng pha hay vân cực đại thì phương trình tổng hợp đưa về dạng phương trình cos(a - b) --> Biên độ cực đại bằng 5 --> Hơi vô lí nhỉ.

Nếu theo cách tổng hợp thông thường biên độ cực đại là 7 thì ai đó chứng minh dùm tớ khoảng vân vẫn bằng lamda/2 thử xem, tớ thấy hơi mơ hồ.

Bài toán không hay, dạng là nhưng không có tính "thời sự", tốt nhất là không nên quan tâm mấy dạng này, có vẻ mang nhiều tính chủ quan của người ra đề nhỉ.
Theo ngulau!
bài này ta chứng minh được điều kiện để có cực đại là: d2-d1=2k+1/2
A....................I........M1....M2.......B
( I là trung điểm của AB)
gọi M1 cách A là d2 và cách B là d1
ta có: d2-d1=2k +1/2
gọi M2 cách A là d2' và cách B là d1'
ta có: d2'-d1' =2(k+1) +1/2 ( M1 và M2 là hai cực đại liên tiếp )
gọi M1 cách M2 là a. ta có: d2'=d2+a và d1'=d1-a
vậy d2'-d1'=d2-d1+2a <->2(k+1) +1/2 =2k +1/2 +2a ->a=1cm
trong bài này: lamda=2cm -> lamda/2=1cm. vậy khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp là lamda/2


: Trả lời: Điện,sóng nhờ MN
: Hà Văn Thạnh 06:19:54 PM Ngày 30 April, 2012


2.Ở mặt thoáng chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm, dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là uA = 3cos(40πt + π/6) cm và uB = 4cos(40πt + 2π/3) cm. Cho tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Đường tròn có tâm I là trung điểm AB, nằm trên mặt nước có bán kính R = 4 cm. Số điểm dao động với biên độ 7 cm có trên đường tròn là

 A. 8.                            B. 18.                   C. 16.                                         D. 9.

Khoảng vân i = lamda/2 = 1cm --> Mỗi bên có 4 khoảng vân. TRong mỗi khoảng vân chắc chắn có 1 cực đại nên tất cả có 8 cực đại. --> Cắt đường tròn 16 điểm.

Bàn lại một tí về đề bài này

[tex]u1 = 3cos\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right) = 5.\frac{3}{5}cos\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right) = 5cos\left(\beta \right)cos\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right) u2 = 4cos\left(\omega t + \frac{2\pi }{3} \right) = - 5.\frac{4}{5}sin\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right) = - 5sin\left(\beta \right)sin\left(\omega t + \frac{\pi }{6} \right)[/tex]

Nếu tại M là tổng hợp của hai dao động, và hai dao động thành phần cùng pha hay vân cực đại thì phương trình tổng hợp đưa về dạng phương trình cos(a - b) --> Biên độ cực đại bằng 5 --> Hơi vô lí nhỉ.

Nếu theo cách tổng hợp thông thường biên độ cực đại là 7 thì ai đó chứng minh dùm tớ khoảng vân vẫn bằng lamda/2 thử xem, tớ thấy hơi mơ hồ.

Bài toán không hay, dạng là nhưng không có tính "thời sự", tốt nhất là không nên quan tâm mấy dạng này, có vẻ mang nhiều tính chủ quan của người ra đề nhỉ.
+ Havangcoi lai 2 phuong trinh nay khac nhau ve bieu thuc thi lam sao so sanh pha duoc ma biet dong pha hay nguoc pha (một thằng hàm sin, một thằng ham cos)
+ Khoảng cách 2 cực đại, cực tiểu liên tiếp luôn bằng lambda/2 bất chấp độ lệch pha của 2 nguồn


: Trả lời: Điện,sóng nhờ MN
: nguyennam_95 12:31:50 AM Ngày 16 May, 2013
câu điện đáp án B ms đúng.