Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : arsenal2011 10:16:53 PM Ngày 31 March, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7349



: Con lắc và tia X cần mọi người giúp
: arsenal2011 10:16:53 PM Ngày 31 March, 2012
Câu 1: Một con lắc lò xo thẳng đứng và một con lắc đơn được tích điện có cùng khối lượng m, điện tích q. Khi dao động điều hòa không có điện trường thì chúng có cùng chu kì [tex]T_{1}=T_{2}[/tex]. Khi đặt cả hai con lắc trong cùng điện trường đều có vectơ cảm ứng từ nằm ngang thì độ giãn của con lắc lò xo tăng 1,44 lần, con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì  là 5/6 s. Chu kì dao động của con lắc lò xo trong điện trường là
A. 1s   
B. 1,2s.   
C. 5/6s .   
D. 1,44s

Câu 2: Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống Cu-lít-giơ thêm 2000 V thì tốc độ của êlectron tới anôt tăng thêm được 7000 km/s. Bỏ qua vận tốc của êlectron ở catôt. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X khi chưa tăng hiệu điện thế.
[tex]A.3.10^{-10}m[/tex]
[tex]B.1,5.10^{-11}m[/tex]
[tex]C.2.10^{-10}m[/tex]
[tex]D.2.10^{-11}m[/tex]


: Trả lời: Con lắc và tia X cần mọi người giúp
: Hà Văn Thạnh 11:52:03 PM Ngày 31 March, 2012
Câu 2: Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống Cu-lít-giơ thêm 2000 V thì tốc độ của êlectron tới anôt tăng thêm được 7000 km/s. Bỏ qua vận tốc của êlectron ở catôt. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X khi chưa tăng hiệu điện thế.
[tex]A.3.10^{-10}m[/tex]
[tex]B.1,5.10^{-11}m[/tex]
[tex]C.2.10^{-10}m[/tex]
[tex]D.2.10^{-11}m[/tex]
Khi chưa tăng hiệu điện thế : [tex]W_{DA}=|e|.U (1)[/tex]
Khi tăng hiệu điện thế :        [tex]W'_{DA}=|e|.(U+2000)[/tex]
[tex]==> 1/2m(v+7.10^6)^2-1/2mv^2=|e|.2000[/tex]
[tex]==> 1/2m(7.10^6)(2v+7.10^6)=|e|.2000[/tex]
[tex]==> v ==> W_{DA}[/tex]
Mặt khác [tex]\lambda_{min}=\frac{hc}{W_{DA}}[/tex]


: Trả lời: Con lắc và tia X cần mọi người giúp
: Hà Văn Thạnh 12:03:30 AM Ngày 01 April, 2012
Câu 1: Một con lắc lò xo thẳng đứng và một con lắc đơn được tích điện có cùng khối lượng m, điện tích q. Khi dao động điều hòa không có điện trường thì chúng có cùng chu kì [tex]T_{1}=T_{2}[/tex]. Khi đặt cả hai con lắc trong cùng điện trường đều có vectơ cảm ứng từ nằm ngang thì độ giãn của con lắc lò xo tăng 1,44 lần, con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì  là 5/6 s. Chu kì dao động của con lắc lò xo trong điện trường là
A. 1s   
B. 1,2s.   
C. 5/6s .   
D. 1,44s
Chu kỳ con lắc lò xo không thay đổi theo E ==> chu kỳ con lắc lò xo trong điện trường T1=T2
Xét con lắc đơn:
+ Khi chưa có điện trường [tex]T_2=2\pi.\sqrt{\frac{l}{g}}[/tex]
+ Khi có điện trường [tex]T_2'=2\pi.\sqrt{\frac{l}{g'}[/tex]
[tex]==> T_2=T_2'.\sqrt{\frac{g'}{g}}(1)[/tex]
Xét con lắc lò xo:
Do chu kỳ của nó không đổi [tex]==> \frac{\Delta L}{g}=\frac{\Delta L'}{g'}[/tex]
[tex]==> \frac{g'}{g}=1,44[/tex]
[tex](1) ==> T_2=5/6.\sqrt{1,44}=T_1[/tex]


: Trả lời: Con lắc và tia X cần mọi người giúp
: arsenal2011 12:08:51 AM Ngày 01 April, 2012
Câu 2: Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống Cu-lít-giơ thêm 2000 V thì tốc độ của êlectron tới anôt tăng thêm được 7000 km/s. Bỏ qua vận tốc của êlectron ở catôt. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X khi chưa tăng hiệu điện thế.
[tex]A.3.10^{-10}m[/tex]
[tex]B.1,5.10^{-11}m[/tex]
[tex]C.2.10^{-10}m[/tex]
[tex]D.2.10^{-11}m[/tex]
Khi chưa tăng hiệu điện thế : [tex]W_{DA}=|e|.U (1)[/tex]
Khi tăng hiệu điện thế :        [tex]W'_{DA}=|e|.(U+2000)[/tex]
[tex]==> 1/2m(v+7.10^6)^2-1/2mv^2=|e|.2000[/tex]
[tex]==> 1/2m(7.10^6)(2v+7.10^6)=|e|.2000[/tex]
[tex]==> v ==> W_{DA}[/tex]
Mặt khác [tex]\lambda_{min}=\frac{hc}{W_{DA}}[/tex]
Thầy cho em hỏi năng lượng của ống Cu-lít-giơ  chuyển thành động năng của electron hết à ,em chưa hiểu phần này lắm mong thầy nói rõ tí ạ


: Trả lời: Con lắc và tia X cần mọi người giúp
: Hà Văn Thạnh 12:20:52 AM Ngày 01 April, 2012
Thầy cho em hỏi năng lượng của ống Cu-lít-giơ  chuyển thành động năng của electron hết à ,em chưa hiểu phần này lắm mong thầy nói rõ tí ạ
+ Định lý động năng [tex]W_{dA}-W_{dK}=e.U[/tex]
Thường thì [tex]W_{dk}=0 ==>W_{dA}=eU.[/tex]
+ Khi electrong đập vào Anode ==> xuất hiện tia x
ĐLBTNL : [tex]W_{dA}=hf+Q[/tex]
Để tia tia x cứng ứng với [tex]f_{max}[/tex] hay [tex]\lambda_{min}[/tex] ==> Q=0 " Thường thì những tia thỏa ĐK này  ít"
[tex]==> W_{dA}=hf_{max}=hc/\lambda_{min}[/tex]


: Trả lời: Con lắc và tia X cần mọi người giúp
: arsenal2011 12:38:16 AM Ngày 01 April, 2012
Mọi người giúp thêm câu này
Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-âng khoảng cách giữa hai khe a =1mm. Vân giao thoa được nhìn qua một kính lúp có tiêu cự f = 5cm đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng L = 45cm. Một người có mắt bình thường quan sát hệ vân qua kính trong thái không điều tiết thì thấy góc trông khoảng vân là 15’. Bước sóng [tex]\lambda[/tex] của ánh sáng là:
[tex]A.0,55\mu m[/tex]
[tex]B.0,60\mu m[/tex]
[tex]C.0,65\mu m[/tex]
[tex]D.0,50\mu m[/tex]


: Trả lời: Con lắc và tia X cần mọi người giúp
: Đậu Nam Thành 01:01:00 AM Ngày 01 April, 2012
Mọi người giúp thêm câu này
Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-âng khoảng cách giữa hai khe a =1mm. Vân giao thoa được nhìn qua một kính lúp có tiêu cự f = 5cm đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng L = 45cm. Một người có mắt bình thường quan sát hệ vân qua kính trong thái không điều tiết thì thấy góc trông khoảng vân là 15’. Bước sóng [tex]\lambda[/tex] của ánh sáng là:
[tex]A.0,55\mu m[/tex]
[tex]B.0,60\mu m[/tex]
[tex]C.0,65\mu m[/tex]
[tex]D.0,50\mu m[/tex]

ta có: tan(15') =i/f ->i=?
D=45-f=40cm
mà: i=lamda.D/a ->lamda=?


: Trả lời: Con lắc và tia X cần mọi người giúp
: Quỷ kiến sầu 09:48:07 AM Ngày 01 April, 2012
Mọi người giúp thêm câu này
Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-âng khoảng cách giữa hai khe a =1mm. Vân giao thoa được nhìn qua một kính lúp có tiêu cự f = 5cm đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng L = 45cm. Một người có mắt bình thường quan sát hệ vân qua kính trong thái không điều tiết thì thấy góc trông khoảng vân là 15’. Bước sóng [tex]\lambda[/tex] của ánh sáng là:
[tex]A.0,55\mu m[/tex]
[tex]B.0,60\mu m[/tex]
[tex]C.0,65\mu m[/tex]
[tex]D.0,50\mu m[/tex]


Thế này asenal nhé:

- Để mắt ngắm vật ở trạng thái ko điều tiết (mắt thường) thì ảnh của hệ vân qua kính phải ở vô cực ==> Màn cách kính 1 khoảng = f = 5cm (ở tiêu điểm vật của kính) ==> D = 45 - f

- Ảnh ở vô cực ==> mắt đặt ở vị trí bất kì nào sau kính thì góc trông luôn có giá trị không đổi ==> [tex]tan\alpha = \frac{i}{f}[/tex]


: Trả lời: Con lắc và tia X cần mọi người giúp
: Quỷ kiến sầu 10:00:59 AM Ngày 01 April, 2012
(http://nk8.upanh.com/b5.s25.d3/b65c025ad93e95e2c40e7332d65200fb_42811148.1.jpg)


: Trả lời: Con lắc và tia X cần mọi người giúp
: huyngo 07:07:20 AM Ngày 17 April, 2012
Câu 2: Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống Cu-lít-giơ thêm 2000 V thì tốc độ của êlectron tới anôt tăng thêm được 7000 km/s. Bỏ qua vận tốc của êlectron ở catôt. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X khi chưa tăng hiệu điện thế.
[tex]A.3.10^{-10}m[/tex]
[tex]B.1,5.10^{-11}m[/tex]
[tex]C.2.10^{-10}m[/tex]
[tex]D.2.10^{-11}m[/tex]
Khi chưa tăng hiệu điện thế : [tex]W_{DA}=|e|.U (1)[/tex]
Khi tăng hiệu điện thế :        [tex]W'_{DA}=|e|.(U+2000)[/tex]
[tex]==> 1/2m(v+7.10^6)^2-1/2mv^2=|e|.2000[/tex]
[tex]==> 1/2m(7.10^6)(2v+7.10^6)=|e|.2000[/tex]
[tex]==> v ==> W_{DA}[/tex]
Mặt khác [tex]\lambda_{min}=\frac{hc}{W_{DA}}[/tex]
Ống Culitgio dùng dòng xoay chiều nên khi tính lamdamin thì dùng Uo mà thầy TrieuBeo?


: Trả lời: Con lắc và tia X cần mọi người giúp
: Hà Văn Thạnh 07:15:17 AM Ngày 17 April, 2012
Câu 2: Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống Cu-lít-giơ thêm 2000 V thì tốc độ của êlectron tới anôt tăng thêm được 7000 km/s. Bỏ qua vận tốc của êlectron ở catôt. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X khi chưa tăng hiệu điện thế.
[tex]A.3.10^{-10}m[/tex]
[tex]B.1,5.10^{-11}m[/tex]
[tex]C.2.10^{-10}m[/tex]
[tex]D.2.10^{-11}m[/tex]
Khi chưa tăng hiệu điện thế : [tex]W_{DA}=|e|.U (1)[/tex]
Khi tăng hiệu điện thế :        [tex]W'_{DA}=|e|.(U+2000)[/tex]
[tex]==> 1/2m(v+7.10^6)^2-1/2mv^2=|e|.2000[/tex]
[tex]==> 1/2m(7.10^6)(2v+7.10^6)=|e|.2000[/tex]
[tex]==> v ==> W_{DA}[/tex]
Mặt khác [tex]\lambda_{min}=\frac{hc}{W_{DA}}[/tex]
Ống Culitgio dùng dòng xoay chiều nên khi tính lamdamin thì dùng Uo mà thầy TrieuBeo?
vấn đề này GV tranh luận nhiều, nhưng Đề Thi ĐH ĐA của bộ vẫn lấy U nên thầy lấy U


: Trả lời: Con lắc và tia X cần mọi người giúp
: havang1895 01:56:52 PM Ngày 21 April, 2012
Mọi người giúp thêm câu này
Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-âng khoảng cách giữa hai khe a =1mm. Vân giao thoa được nhìn qua một kính lúp có tiêu cự f = 5cm đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng L = 45cm. Một người có mắt bình thường quan sát hệ vân qua kính trong thái không điều tiết thì thấy góc trông khoảng vân là 15’. Bước sóng [tex]\lambda[/tex] của ánh sáng là:
[tex]A.0,55\mu m[/tex]
[tex]B.0,60\mu m[/tex]
[tex]C.0,65\mu m[/tex]
[tex]D.0,50\mu m[/tex]

ta có: tan(15') =i/f ->i=?
D=45-f=40cm
mà: i=lamda.D/a ->lamda=?

Tớ nghĩ bài này có vấn đề, ở cả đề ra lẫn cách giải.
Thứ nhất nếu không có màn thì làm gì có khoảng vân cố định để mà tạo ảnh, mà trông được, ở vị trí này cũng có i, vị trí khác cũng có i thì vì sao lại lấy 1 ở tiêu điểm.
Thứ hai vì sao không đặt mắt giữa thấu kính và hệ hai khe mà lại đặt sau thấu kính, đề đâu có nêu vị trí đặt mắt.

Nói chung lại là tớ thấy cái đề này nó không hay, chỉ là do giáo viên ra đề cố gắng để lắp ghép công thức tính góc trông ở lớp 11 vào bài toán giao thoa, không có tính "thời sự" của đề thi ĐH