Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6970 : Giao thoa Sóng và mạch LC : arsenal2011 10:26:38 PM Ngày 07 March, 2012 Bài 1: Hai nguồn âm [tex]O_{1},O_{2}[/tex] coi là 2 nguồn điểm cách nhau [tex]4m[/tex], phát Sóng kết hợp cùng tần Số [tex]425Hz[/tex] cùng biên độ [tex]1cm[/tex] và cùng pha ban đầu bằng không ( tốc độ truyền âm là [tex]340m/S[/tex]). Số điểm dao động với biên độ [tex]1cm[/tex] ở trong khoảng giữa [tex]O_{1}O_{2}[/tex] là:
[tex]A.18[/tex] [tex]B.8[/tex] [tex]C.9[/tex] [tex]D.20[/tex] Bài 2: Mạch chọn Sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây thuần cảm và một tụ xoay. Tụ xoay từ góc [tex]0^{0}[/tex] đến [tex]120^{0}[/tex] thì điện dung biến thiên từ [tex]10pF[/tex] đến [tex]250pF[/tex]. Khi góc xoay của tụ ở [tex]8^{0}[/tex] thì mạch thu được Sóng điện từ có bước Sóng là [tex]10m[/tex].Biết rằng điện dung của tụ tỉ lệ bậc nhất với góc xoay .Muốn bắt được Sóng có bước Sóng [tex]20m[/tex] thì tụ cần xoay thêm một góc : [tex]A.55^{0}[/tex] [tex]B.47^{0}[/tex] [tex]C.39^{0}[/tex] [tex]D.31^{0}[/tex] : Trả lời: Giao thoa Sóng và mạch LC : Hà Văn Thạnh 12:06:45 AM Ngày 08 March, 2012 Bài 2: Mạch chọn Sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây thuần cảm và một tụ xoay. Tụ xoay từ góc [tex]0^{0}[/tex] đến [tex]120^{0}[/tex] thì điện dung biến thiên từ [tex]10pF[/tex] đến [tex]250pF[/tex]. Khi góc xoay của tụ ở [tex]8^{0}[/tex] thì mạch thu được Sóng điện từ có bước Sóng là [tex]10m[/tex].Biết rằng điện dung của tụ tỉ lệ bậc nhất với góc xoay .Muốn bắt được Sóng có bước Sóng [tex]20m[/tex] thì tụ cần xoay thêm một góc : Tụ được tính bằng công thức [tex]C=a.\alpha + b[/tex][tex]A.55^{0}[/tex] [tex]B.47^{0}[/tex] [tex]C.39^{0}[/tex] [tex]D.31^{0}[/tex] Khi: [tex]\alpha=0 ==> C=10 ==> b=10[/tex] [tex]\alpha=120 ==> C=250 ==> a=2[/tex] Vậy [tex]C=2.\alpha+10 (PF)[/tex] + [tex]\alpha=8^0 ==> C=16+10=26PF ==> \lambda_1=2\pi.c.\sqrt{LC}=10m[/tex] + [tex]\lambda_2=2\pi.c.\sqrt{LC'}=20m[/tex] [tex]==> C':C=4 ==> C'=104 ==> \alpha=47^0[/tex] : Trả lời: Giao thoa Sóng và mạch LC : arsenal2011 12:00:18 PM Ngày 08 March, 2012 Bài 1: Hai nguồn âm [tex]O_{1},O_{2}[/tex] coi là 2 nguồn điểm cách nhau [tex]4m[/tex], phát Sóng kết hợp cùng tần Số [tex]425Hz[/tex] cùng biên độ [tex]1cm[/tex] và cùng pha ban đầu bằng không ( tốc độ truyền âm là [tex]340m/S[/tex]). Số điểm dao động với biên độ [tex]1cm[/tex] ở trong khoảng giữa [tex]O_{1}O_{2}[/tex] là: [tex]A.18[/tex] [tex]B.8[/tex] [tex]C.9[/tex] [tex]D.20[/tex] Bài này em cũng ra 10 nhưng đáp án là 20, mong mọi người giúp em với [-O< [-O< : Trả lời: Giao thoa Sóng và mạch LC : Quang Dương 01:09:43 PM Ngày 08 March, 2012 Bài 1: Hai nguồn âm [tex]O_{1},O_{2}[/tex] coi là 2 nguồn điểm cách nhau [tex]4m[/tex], phát Sóng kết hợp cùng tần Số [tex]425Hz[/tex] cùng biên độ [tex]1cm[/tex] và cùng pha ban đầu bằng không ( tốc độ truyền âm là [tex]340m/S[/tex]). Số điểm dao động với biên độ [tex]1cm[/tex] ở trong khoảng giữa [tex]O_{1}O_{2}[/tex] là: [tex]A.18[/tex] [tex]B.8[/tex] [tex]C.9[/tex] [tex]D.20[/tex] Bài này em cũng ra 10 nhưng đáp án là 20, mong mọi người giúp em với [-O< [-O< Có lẽ tác giả của bài toán này suy luận như sau : Bước sóng 0,8m nên khỏang cách giữa hai điểm đứng yên ( chiều dài của một bó sóng trên đoạn [tex]O_{1}O_{2}[/tex] ) là 0,4m Số bó sóng trên đoạn [tex]O_{1}O_{2}[/tex] : 4 / 0,4 = 10 Mỗi bó có hai điểm cần tìm nên số điểm này là 20 : Trả lời: Giao thoa Sóng và mạch LC : Hà Văn Thạnh 01:48:24 PM Ngày 08 March, 2012 Bài 1: Hai nguồn âm [tex]O_{1},O_{2}[/tex] coi là 2 nguồn điểm cách nhau [tex]4m[/tex], phát Sóng kết hợp cùng tần Số [tex]425Hz[/tex] cùng biên độ [tex]1cm[/tex] và cùng pha ban đầu bằng không ( tốc độ truyền âm là [tex]340m/S[/tex]). Số điểm dao động với biên độ [tex]1cm[/tex] ở trong khoảng giữa [tex]O_{1}O_{2}[/tex] là: Làm 1 cách tổng quát nhé:[tex]A.18[/tex] [tex]B.8[/tex] [tex]C.9[/tex] [tex]D.20[/tex] [tex]\lambda=0,8m[/tex] +Độ lệch pha 2 Sóng tới 1 điểm bất kỳ: [tex]\Delta \varphi=\frac{2\pi(d_2-d_1)}{\lambda}[/tex] + Biên độ Sóng tại đó được tính bằng công thức : [tex]A=2Acos(\Delta \varphi/2) ==> cos(\Delta \varphi/2)=1/2 [/tex] [tex]==> \Delta \varphi=2\pi/3+k2\pi[/tex] hay [tex]\Delta \varphi=-2\pi/3+k2\pi[/tex] [tex]==> d_2-d_1=(1/3+k)\lambda[/tex] hay [tex]d_2-d_1=(-1/3+k)\lambda[/tex] + Chặn nghiệm : [tex]-4/\lambda<1/3+k<4/\lambda ==> -5,3<k<4,6 ==> k=-5,...,4 ==>[/tex] 10 Điểm [tex]-4/\lambda<-1/3+k<4/\lambda ==> -4,6<k<5,3 ==> k=-4,...,5 ==>[/tex] 10 Điểm vậy tổng có 20 điểm |