Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : tiennguyen 01:58:36 PM Ngày 27 January, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6607



: bài toán về tán sắc ánh sáng
: tiennguyen 01:58:36 PM Ngày 27 January, 2012
1. Một lăng kính có góc chiết quang A = 30. Một chúm sáng hẹp gồm 2 ánh sáng đơn sắc chiếu đến vuông góc với mặt bên AB, tính góc hợp bởi hai tia sáng ló ra khỏi lăng kính. Biết chiết suất của lăng kính đối với hai ánh sáng trên lần lượt là 1,5 và 1,6.
2. Một lăng kính có góc chiết quang A =60 và làm bằng thủy tinh mà chiết suất đới với ánh sáng đỏ là căn 2, ánh sáng tím là căn 3. chiếu vào mặt bên của lăng kính một chúm tia sáng hẹp. góc tới i của tia sáng SI trên mặt AB phải thỏa mãn điều kiện gì để ko có tia nào trong chúm ánh sáng trắng ko ló ra khỏi mặt bên AC.
cám ơn trước các bạn rất nhiều.


: Trả lời: bài toán về tán sắc ánh sáng
: khanhhuyen 02:47:08 PM Ngày 27 January, 2012
không biết em làm có đúng ko nhưng theo ý hiểu đề bài thì em thấy có nhiều trường hợp (nên ko tự tin lắm) ví dụ 1 TH như hình


: Trả lời: bài toán về tán sắc ánh sáng
: Điền Quang 02:48:30 PM Ngày 27 January, 2012

2. Một lăng kính có góc chiết quang A =60 và làm bằng thủy tinh mà chiết suất đới với ánh sáng đỏ là căn 2, ánh sáng tím là căn 3. chiếu vào mặt bên của lăng kính một chúm tia sáng hẹp. góc tới i của tia sáng SI trên mặt AB phải thỏa mãn điều kiện gì để ko có tia nào trong chúm ánh sáng trắng ko ló ra khỏi mặt bên AC.
cám ơn trước các bạn rất nhiều.


 ~O) Hình như đề em ghi chưa rõ ràng, có phải là: chiếu vào mặt bên của lăng kính một chùm tia sáng trắng hẹp

 ~O) Giải:

Với cùng góc tới i ở mặt AB, do [tex]n_{t}= \sqrt{3}> n_{d}= \sqrt{2}[/tex] nên suy ra được là:[tex]r_{t}< r_{d}[/tex]

Suy ra tiếp ở mặt AC: [tex]i'_{t}> i'_{d}[/tex]

 ~O) Để không có tia ló nào ra khỏi mặt AC thì:

[tex]i'_{d}>\left( i_{gh}}\right)_{do}[/tex] và [tex]i'_{t}>\left( i_{gh}}\right)_{tim}[/tex] (1)

(1) [tex]\Rightarrow sini'_{d}> \frac{1}{n_{d}}= \frac{1}{\sqrt{2}}[/tex] và [tex]sini'_{t}> \frac{1}{n_{t}}= \frac{1}{\sqrt{3}}[/tex]

[tex]\Rightarrow i'_{t}> 35^{0}[/tex] và [tex]i'_{d}> 45^{0}[/tex]

 ~O) Suy ra chỉ cần tia tới mặt AC với góc [tex] i'_{d}> 45^{0}[/tex] là thoả yêu cầu bài toán. (Lớn hơn [tex]45^{0}[/tex] tất nhiên sẽ lớn hơn [tex]35^{0}[/tex])

 ~O) Cuối cùng:

[tex]i'_{d}> 45^{0}\Rightarrow r_{d}<60^{0}-45^{0}= 15^{0}[/tex]

[tex]\Rightarrow sini< \sqrt{2}.sinr(16^{0})\Rightarrow i < 21^{0}28'[/tex]


 ~O) Kết luận: Khi góc tới i thoả: [tex]i < 21^{0}28'[/tex] thì  thoả yêu cầu bài toán.


: Trả lời: bài toán về tán sắc ánh sáng
: khanhhuyen 03:06:23 PM Ngày 27 January, 2012
đây là 2TH mình vẽ, tính toán thì bạn tự tính nha, năm mới chúc bạn học tốt, mạnh khỏe. thi đại học đỗ điểm cao nhá.


: Trả lời: bài toán về tán sắc ánh sáng
: Điền Quang 05:41:33 PM Ngày 27 January, 2012

1. Một lăng kính có góc chiết quang A = 30. Một chúm sáng hẹp gồm 2 ánh sáng đơn sắc chiếu đến vuông góc với mặt bên AB, tính góc hợp bởi hai tia sáng ló ra khỏi lăng kính. Biết chiết suất của lăng kính đối với hai ánh sáng trên lần lượt là 1,5 và 1,6.


 ~O) Hướng dẫn cách làm. Em tự tính toán nghen.

Góc tới: [tex]i_{1}= 0^{0}[/tex]

Xem hình: (Ta xem hình bên dưới nghen  :D, hình ở bên trên là vẽ tổng quát rồi  :.)) )

(Giả sử 2 tia là tia đỏ và tia tím  :D để dễ ký hiệu thôi.)

 ~O) Tại I: [tex]sini_{1}= nsinr_{1}\Leftrightarrow sin0^{0}= n.sinr_{1}\Rightarrow r_{1}= 0^{0}[/tex]

Suy ra: [tex]r_{2}= A - r_{1}= A = 30^{0}[/tex]

 ~O) Tại J: Với tia đỏ: [tex]n_{d}.sinr_{2}=sini_{2d}\Rightarrow sini_{2d}\Rightarrow i_{2d}[/tex]

Góc lệch của tia ló đỏ so với phương tia tới:  [tex]D_{1}= i_{1} + i_{2d}- A[/tex]

 ~O) Tại J: Với tia tím: [tex]n_{d}.sinr_{2}=sini_{2t}\Rightarrow sini_{2t}\Rightarrow i_{2t}[/tex]

Góc lệch của tia ló tím so với phương tia tới:  [tex]D_{2}= i_{1} + i_{2t}- A[/tex]

 ~O) Góc lệch của 2 tia ló: [tex]\Delta D = D_{2}-D_{1}= i_{2t}- i_{2d}[/tex]

 mmm-) mmm-) mmm-) mmm-) :-j hoc-)

Xem thêm về công thức Lăng Kính: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng_k%C3%ADnh (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng_k%C3%ADnh)


: Trả lời: bài toán về tán sắc ánh sáng
: khanhhuyen 05:59:20 PM Ngày 27 January, 2012
thầy ơi, đề cho là chiếu vuông góc xuống cah ABthì ánh sáng đi thẳng chứ, còn TH khúc xạ xuống mặt đáy của lăng kính thì sao ak


: Trả lời: bài toán về tán sắc ánh sáng
: Điền Quang 07:16:17 PM Ngày 27 January, 2012
thầy ơi, đề cho là chiếu vuông góc xuống cah ABthì ánh sáng đi thẳng chứ, còn TH khúc xạ xuống mặt đáy của lăng kính thì sao ak


Xong, đã đính chính lại rồi.  :.)) :.)) :.))


: Trả lời: bài toán về tán sắc ánh sáng
: tiennguyen 08:58:13 PM Ngày 27 January, 2012
3. Cho lăng kính có góc chiết quang A = 45 đặt trong ko khí. chiếu chùm tia sáng đơn sắc song song hẹp màu lục SI theo phương vuông góc với mặt bên AB cho tia ló ra khỏi lăng kính sát mặt bên AC. tính chiết suất n của lăng kính đối với ánh sáng màu lục và góc lệch D của tia ló so với tia tới.
4. Cho lăng kính có góc chiết quang A đặt trong không khí. chiếu chùm tia SI hẹp gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lục và tím theo phương vưông góc với mặt bên AB. biết rằng tia lục đi sát mặt bên AC. hỏi các tia ló ra khỏi lăng kính gồm những ánh sáng đơn sắc nào? giải thích?
Có 2 bài này, thầy và các bạn chung sức với em nha.


: Trả lời: bài toán về tán sắc ánh sáng
: Xuân Yumi 11:17:42 PM Ngày 27 January, 2012
nói 1 chút về bài trc vậy. có câu "đỏ lệch ít tím lệch nhiều" nên muốn tất cả các tia đều ló ra đc thì tia tím phải ló ra đc. muốn tất cả các tia k ló ra thì tia đỏ phải k ló ra.
còn bạn @khanhhuyen. đừng làm phức tạp hóa vấn đề thường thì vs những bài thế này thì lăng kính sẽ rất dài đấy


: Trả lời: bài toán về tán sắc ánh sáng
: Hà Văn Thạnh 11:39:44 PM Ngày 27 January, 2012
3. Cho lăng kính có góc chiết quang A = 45 đặt trong ko khí. chiếu chùm tia sáng đơn sắc song song hẹp màu lục SI theo phương vuông góc với mặt bên AB cho tia ló ra khỏi lăng kính sát mặt bên AC. tính chiết suất n của lăng kính đối với ánh sáng màu lục và góc lệch D của tia ló so với tia tới.
+Tia màu lục là là mặt bên AC [tex]==> r'=igh(sinigh=\frac{n_{kk}}{n}=\frac{1}{n})[/tex]
+ Tia tới vuông góc AB [tex]==> i=0,r=0 ==> r'=A-r=45=igh[/tex]
[tex]==> sin(45)=\frac{1}{n}) ==> n = \sqrt{2}[/tex]
4. Cho lăng kính có góc chiết quang A đặt trong không khí. chiếu chùm tia SI hẹp gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lục và tím theo phương vưông góc với mặt bên AB. biết rằng tia lục đi sát mặt bên AC. hỏi các tia ló ra khỏi lăng kính gồm những ánh sáng đơn sắc nào? giải thích?
Có 2 bài này, thầy và các bạn chung sức với em nha.
+ NX [tex]sin_{igh}=\frac{1}{n}[/tex] Mà [tex]n_d<n_v<n_l<n_t ==> igh_d>igh_v>igh_l>igh_t (*)[/tex]
+ Các tia sáng tới mặt AC với cùng 1 góc tới [tex](i_d=i_v=i_l=i_t=i)[/tex] mà tia lục đi sát mặt phân cách [tex]==> i=igh_l[/tex]
[tex](*)==>  igh_d>igh_v>i>igh_t[/tex]
Ta thấy chỉ có tia tím thỏa mãn điều kiện phản xạ toàn phần ==> chĩ có tia tím là không ló, còn tia đỏ và vàng thì ló ra khỏi lăng kính


: Trả lời: bài toán về tán sắc ánh sáng
: Xuân Yumi 11:44:14 PM Ngày 27 January, 2012
sặc. em chưa kịp gửi bài trả lời thì thầy đã nhanh tay hơn rồi. em cũng giải giống thầy nhưng bài 4 ý thầy hơi toán học quá. làm như thế thì tư duy cũng hơi lâu đấy


: Trả lời: bài toán về tán sắc ánh sáng
: Điền Quang 12:07:02 AM Ngày 28 January, 2012

4. Cho lăng kính có góc chiết quang A đặt trong không khí. chiếu chùm tia SI hẹp gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lục và tím theo phương vưông góc với mặt bên AB. biết rằng tia lục đi sát mặt bên AC. hỏi các tia ló ra khỏi lăng kính gồm những ánh sáng đơn sắc nào? giải thích?
Có 2 bài này, thầy và các bạn chung sức với em nha.


Câu này gần giống câu bên dưới trong đề Đại học 2011.

(Trích từ: bài giải chi tiết đề ĐH 2011 của thầy/cô Phùng Nhật Anh)




: Trả lời: bài toán về tán sắc ánh sáng
: khanhhuyen 11:02:00 AM Ngày 28 January, 2012
nói 1 chút về bài trc vậy. có câu "đỏ lệch ít tím lệch nhiều" nên muốn tất cả các tia đều ló ra đc thì tia tím phải ló ra đc. muốn tất cả các tia k ló ra thì tia đỏ phải k ló ra.
còn bạn @khanhhuyen. đừng làm phức tạp hóa vấn đề thường thì vs những bài thế này thì lăng kính sẽ rất dài đấy
hi, hi, chỉ là khi nhìn bài tập mình nghĩ đến 2 TH đó thôi, hôm trước thầy Điền Quang có nói lại với mình rồi, dù sao cũng thank mọi người