Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6402 : Vật lí lớp 9 : kissl0ve13 04:50:30 PM Ngày 21 December, 2011 Các pác giúp giùm em mấy bài này với sắp thi rùi [-O<
1,Trên bàn là có ghi 110V-550W, trên đèn có ghi 110V-100W. a,Nếu mắc bàn là nối tiếp với đèn vào mạch điện có hiệu điện thế 220V thì bàn là và đèn có hoạt động bình thường ko? Vì sao? b,Muốn chúng hoạt động bình thường thì phải mắc thêm 1 điện trở. Vẽ sơ đồ và tính giá trị của điện trở đó. 2,2 dây dẫn mắc song song giữa hai điểm có hiệu điện thế 220V. Cường độ dòng điện đi qua mỗi dây là 4A,2A. a, Tính công suất của mạch điện trên. b, Để công suất của mạch là 2000W,người ta cắt bỏ 1 đoạn của dây thứ 2 rồi mắc lại như cũ. Tính điện trở của phần dây bị cắt bỏ. : Trả lời: Vật lí lớp 9 : Điền Quang 11:28:43 PM Ngày 21 December, 2011 Các pác giúp giùm em mấy bài này với sắp thi rùi [-O< 1) Trên bàn là có ghi 110V-550W, trên đèn có ghi 110V-100W. a,Nếu mắc bàn là nối tiếp với đèn vào mạch điện có hiệu điện thế 220V thì bàn là và đèn có hoạt động bình thường ko? Vì sao? b,Muốn chúng hoạt động bình thường thì phải mắc thêm 1 điện trở. Vẽ sơ đồ và tính giá trị của điện trở đó. Điện trở bàn là: [tex]R_{b}= \frac{U^{2}}{P} = \frac{110^{2}}{550}= 22 \Omega[/tex] Điện trở đèn: [tex]R_{b}= \frac{U^{2}}{P} = \frac{110^{2}}{100}= 121 \Omega[/tex] a) Khi đèn và bàn là mắc nối tiếp: Điện trở tương đương của mạch: [tex]R_{td} = R_{b}+R_{d} = 22 + 121 = 143\Omega[/tex] Cường độ dòng điện: [tex]I = \frac{U}{R_{td}}= \frac{220}{143}= 1,538(A)[/tex] y:) Giá trị định mức để đèn và bàn là hoạt động bình thường: ~O) Bàn là: [tex]U_{dm} = 110V;\: I_{dm} = \frac{550}{110}= 5(A)[/tex] ~O) Đèn: [tex]U_{dm} = 110V;\: I_{dm} = \frac{100}{110}= 0,909(A)[/tex] Vậy bàn là hoạt động yếu hơn định mức, đèn thì sáng cháy. b) Mắc thêm điện trở R song song với đèn. Mạch lúc này là [(R // Đèn) nt Bàn là] Cả 2 hoạt động bình thường nên cường độ mạch chính (cũng là cường độ qua bàn là) là T = 5A Cường độ qua đèn là [tex]I_{1}= \frac{10}{11}(A)[/tex] Cường độ qua điện trở R: [tex]I_{2}= I - I_{1}= \frac{45}{11}(A)[/tex] Điện trở R: [tex]R = \frac{U_{d}}{I_{2}}= \frac{110}{\frac{45}{11}}= \frac{242}{9}\: \Omega[/tex] (Vì đèn sáng bình thường nên dùng U định mức của đèn) 2) 2 dây dẫn mắc song song giữa hai điểm có hiệu điện thế 220V. Cường độ dòng điện đi qua mỗi dây là 4A,2A. a, Tính công suất của mạch điện trên. b, Để công suất của mạch là 2000W,người ta cắt bỏ 1 đoạn của dây thứ 2 rồi mắc lại như cũ. Tính điện trở của phần dây bị cắt bỏ. a) Cường độ mạch chính: I = 4 + 2 = 6(A) Công suất tiêu thụ của mạch: [tex]P = UI = 220. 6 = 1320 W[/tex] b) Điện trở cuộn 1: [tex]R_{1}= \frac{U}{I_{1}}= \frac{220}{4}= 55\: \Omega[/tex] Điện trở cuộn 2 lúc chưa cắt: [tex]R_{2}= \frac{U}{I_{2}}= \frac{220}{2}= 110\: \Omega[/tex] Cường độ dòng điện trong mạch lúc sau: [tex]P' = U.I' \Rightarrow I' = \frac{2000}{220}= \frac{100}{11}(A)[/tex] Cường độ dòng điện qua cuộn 1 lúc sau: [tex]I'_{1} = \frac{220}{55}= 4 (A)[/tex] Cường độ dòng điện qua cuộn 2 lúc sau: [tex]I'_{2} = I' - I'_{1} = \frac{56}{11}(A)[/tex] Điện trở còn lại của cuộn 2: [tex]R'_{2} = \frac{220}{\frac{56}{11}}= \frac{605}{14} (\Omega )\Rightarrow \Delta R_{2}= R_{2}-R'_{2}= 110 - \frac{605}{14} = 66,78\: \Omega[/tex] |