Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : maithanhthanh11 05:52:54 PM Ngày 14 October, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6044



: Về sóng dừng???
: maithanhthanh11 05:52:54 PM Ngày 14 October, 2011
Khi có sóng dừng trên dây, những điểm trên cùng một bó sóng thì dao động :
A. cùng pha nhau.
B. ngược pha nhau.
C. vuông pha nhau.
D. lệch pha nhau pi/4 .
Xin thầy cô giải thích dùm.Thanks


: Trả lời: Về sóng dừng???
: Đậu Nam Thành 09:51:12 PM Ngày 14 October, 2011
Các điểm trên cùng một bó sóng luôn dao động cùng pha. em viết phương trình ra rồi chứng minh thôi


: Trả lời: Về sóng dừng???
: maithanhthanh11 12:35:30 AM Ngày 15 October, 2011
Thầy chỉ dùm em cách viết phương trình để chứng minh đi ạ,em không chứng minh được.


: Trả lời: Về sóng dừng???
: Quang Dương 07:07:46 AM Ngày 15 October, 2011
Thầy chỉ dùm em cách viết phương trình để chứng minh đi ạ,em không chứng minh được.

Phương trình sóng dừng trên một sợi dây có thể viết một cách tổng quát là :

[tex]u(x,t) = a cos (bx+c)cos(\omega t+\varphi )[/tex]

trong đó u là li độ dao động vào thời điểm t của một phần tử trên dây mà vị trí cân bằng của nó có tọa x

Nếu c = 0 thì gốc tọa độ là một bụng sóng có biên độ dao động cực đại là a.

Nếu [tex]c = \pi /2[/tex] thì gốc tọa độ là một nút sóng có biên độ dao động cực tiểu bằng không .

+ Khi [tex]x\epsilon (n\frac{\lambda }{2}; (n+1)\lambda /2))[/tex] thì [tex]cos(bx+\pi /2)[/tex] luôn cùng dấu . Nghĩa là các điểm trên cùng một bó sóng dao động cùng pha.

+ Khi[tex]x_{1}\epsilon (n\frac{\lambda }{2}; (n+1)\lambda /2))[/tex] còn [tex]x_{2}\epsilon ((n+1)\frac{\lambda }{2}; (n+2)\lambda /2))[/tex] thì [tex]cos(bx_{1}+\pi /2)[/tex] và [tex]cos(bx_{2}+\pi /2)[/tex] ngược dấu .

 Nghĩa là hai điểm trên hai bó sóng liên tiếp nhau  dao động ngược pha.






: Trả lời: Về sóng dừng???
: Quang Dương 08:35:41 AM Ngày 18 October, 2011
Em còn 2 vấn đề chưa rõ :
1. Vì sao trong pt sóng dừng có cos[tex]^{-1}[/tex](bx+c)
2. Vì sao khi x thuộc ( n[tex]\lambda /2;[/tex];(n+1)[tex]\lambda /2;[/tex]thì cos(bx+c) luôn cùng dấu?




[/quote]

1. Chỉnh lại biểu thức sóng một chút : [tex]u(x,t) = a cos (bx + c ) cos(\omega t + \varphi )[/tex]

2. Xét trường hợp : [tex]c = \pi /2[/tex] . Vị trí của các nút sóng:

[tex]cos ( bx + \pi /2 ) = 0\Rightarrow bx = k \pi[/tex]

Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp :

[tex]\Delta x = \frac{\pi }{b} = \frac{\lambda }{2} \Rightarrow b = \frac{2\pi }{\lambda }[/tex]

+ Khi [tex]x \epsilon (n\frac{\lambda }{2}; (n+1)\lambda /2))[/tex]  thì [tex]cos(\frac{2\pi }{\lambda } x+\pi /2)[/tex]
luôn cùng dấu . Nghĩa là các điểm trên cùng một bó sóng dao động cùng pha.

+ Khi [tex]x_{1}\epsilon (n\frac{\lambda }{2}; (n+1)\lambda /2))[/tex] còn [tex]x_{2}\epsilon ((n+1)\frac{\lambda }{2}; (n+2)\lambda /2))[/tex]  thì [tex]cos(\frac{2\pi }{\lambda } x_{1} +\pi /2)[/tex]  và [tex]cos(\frac{2\pi }{\lambda } x_{2} +\pi /2)[/tex]  ngược dấu . Nghĩa là hai điểm trên hai bó sóng liên tiếp nhau dao động ngược pha.



: Trả lời: Về sóng dừng???
: Điền Quang 11:07:31 PM Ngày 01 September, 2012
Câu hỏi của đề bài chưa chặt chẽ lắm.

Khi trao đổi về một vấn đề nào đó, thiết nghĩ các thành viên nên nêu thật rõ ràng ý kiến của bản thân. Được như vậy thì việc thảo luận sẽ dễ dàng hơn và cũng tránh những hiểu lầm không đáng có (vì chúng ta không phải đang nói chuyện trực tiếp). Chứ bạn phán một câu như vậy (rồi thôi) thì nghĩa là làm sao?

Hơn nữa, Diễn đàn có nhiều giáo viên, có những giáo viên lớn tuổi, đáng làm thầy/cô của tất cả, thì việc sử dụng từ ngữ thận trọng là cần thiết.

Đừng vì quá kiệm lời mà tạo ra những hiểu lầm không đáng có.

Cảm ơn!


: Trả lời: Về sóng dừng???
: Điền Quang 11:51:59 PM Ngày 01 September, 2012
hihi. ko có gì cả. cảm ơn bạn đã góp ý cho mình. mình sẽ rút kinh nhiệm. thank you.

Chúng tôi chưa được rõ bạn 3myeuvatly hiện đang là học sinh, sinh viên hay giáo viên?


: Trả lời: Về sóng dừng???
: Nguyễn Bá Linh 12:22:16 AM Ngày 02 September, 2012
Phần này được giải thích rất dễ hiểu trong bài viết của thầy Võ Duy Văn. Link ở đây, bạn maithanhthanh1  download về xem nhé. http://thuvienvatly.com/download/19334


: Trả lời: Về sóng dừng???
: lekcoi 11:48:32 PM Ngày 11 September, 2012
hihi. ko có gì cả. cảm ơn bạn đã góp ý cho mình. mình sẽ rút kinh nhiệm. thank you.
bạn ơi người nhắc nhở bạn là thầy giáo nha. bạn nên xử dụng từ cho chuẩn! >:(


: Trả lời: Về sóng dừng???
: handsome_N.A 12:17:17 AM Ngày 14 November, 2012
Bạn ơi. Vấn đề này được nói đến kĩ hơn trong chuyên đề sau của anh mình. Bạn có thể tham khảo mà không cần dùng pp phương trình: http://thuvienvatly.com/download/19334


: Trả lời: Về sóng dừng???
: lionking1501 03:45:48 AM Ngày 17 April, 2013
thầy ơi nếu dùng phương trình như sách là u=-2sin(wt)sin(2pid/landa) thì giải thích như thế nào, do học quen cái này rồi thầy nói thế em ko hiểu gì hết
cảm ơn thầy (các bạn nào biết thì trả lời giùm mình luôn)


: Trả lời: Về sóng dừng???
: nhocduong150391 11:14:46 PM Ngày 25 December, 2015
bạn tải về xem chi tiết bạn nhé


: Trả lời: Về sóng dừng???
: Huỳnh Nghiêm 11:07:09 AM Ngày 30 December, 2015
Nhanh nhất là xem thí nghiệm thật được quay chậm lại hoặc xem mô phỏng thí nghiệm.

https://dl.dropboxusercontent.com/u/48260379/Songdung.swf


: Trả lời: Về sóng dừng???
: Nhím con 12:22:15 AM Ngày 19 January, 2016
thầy ơi nếu dùng phương trình như sách là u=-2sin(wt)sin(2pid/landa) thì giải thích như thế nào, do học quen cái này rồi thầy nói thế em ko hiểu gì hết
cảm ơn thầy (các bạn nào biết thì trả lời giùm mình luôn)
đánh dấu mai vào trả lời cho bạn nhé, cái này mình biết :)


: Trả lời: Về sóng dừng???
: Nhím con 09:59:31 AM Ngày 22 January, 2016
thầy ơi nếu dùng phương trình như sách là u=-2sin(wt)sin(2pid/landa) thì giải thích như thế nào, do học quen cái này rồi thầy nói thế em ko hiểu gì hết
cảm ơn thầy (các bạn nào biết thì trả lời giùm mình luôn)
mình đánh máy bị thiếu. nhớ bổ sung thêm số 2 vào phương trình sóng nữa nhé. u=2....
(http://i.imgur.com/cYajli9.png)