Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : chuotchu1011 12:21:16 PM Ngày 05 August, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5878



: Mọi người vô xem bài này đi( con lắc lò xo)
: chuotchu1011 12:21:16 PM Ngày 05 August, 2011
Bài 1:Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ bằng 5cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn của gia tốc không quá 100(cm/s^2) là T/3. Lấy [tex]\tiny \prod{}[/tex]^2 = 10. Tần số dao động của vật là?
Bài 2: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng m=0,25kg. Lò xo có độ cứng K = 100N/m, g=10> Dao động điều hòa với biên độ 5cm theo phương thẳng đứng. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng vật bắt đầu chuyển động từ vị trí cao nhất, thời gian nhỏ nhất lúc vật qua vị trí lò xo không bị biến dạng là?


: Trả lời: Mọi người vô xem bài này đi( con lắc lò xo)
: Điền Quang 12:55:56 PM Ngày 05 August, 2011
Bài 1:
Ta tính góc quét của vật khi biết khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn của gia tốc không quá 100 [tex]cm/s^{2}[/tex]:
[tex]\frac{T}{3}=\frac{4\alpha }{\omega }\Rightarrow 4\alpha =\frac{2\pi }{3}\Rightarrow \alpha = \frac{\pi }{6}\[/tex]

Dùng vòng tròn (đối với gia tốc, [tex]\alpha[/tex] là góc quét từ VTCB đến 100 [tex]cm/s^{2}[/tex]:) tính được:
[tex]sin\alpha =\frac{100}{a_{max}}\Rightarrow a_{max}=200 (cm/s^{2}) \Rightarrow \omega ^{2}= 40 \Rightarrow T = 1 (s)[/tex]


: Trả lời: Mọi người vô xem bài này đi( con lắc lò xo)
: Điền Quang 01:04:20 PM Ngày 05 August, 2011
Bài 2: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng m=0,25kg. Lò xo có độ cứng K = 100N/m, g=10> Dao động điều hòa với biên độ 5cm theo phương thẳng đứng. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng vật bắt đầu chuyển động từ vị trí cao nhất, thời gian nhỏ nhất lúc vật qua vị trí lò xo không bị biến dạng là?

[tex]\omega ^{2}= 400 \Rightarrow T = \frac{\pi }{10}(s)[/tex]

[tex]\Delta l = \frac{g}{\omega ^{2}}= 2,5 (cm)[/tex]

Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí ban đầu đến khi lò xo không biến dạng: (từ biên âm đến [tex]-\Delta l[/tex]): (dùng vòng tròn)

[tex]cos\alpha = \frac{-\Delta l }{-A}=0,5\Rightarrow \alpha = \frac{\pi }{3}\Rightarrow \Delta t_{min}=\frac{\alpha }{\omega }=\frac{T}{6}=\frac{\pi }{60} (s)[/tex]


: Trả lời: Mọi người vô xem bài này đi( con lắc lò xo)
: chuotchu1011 03:50:06 PM Ngày 05 August, 2011
cảm ơn anh nhé :D :D