Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5873 : pip pip giúp em bài toán về con lắc vật lý : tomboy.babylucky 07:10:02 PM Ngày 04 August, 2011 1 con lắc vật lý gồm 1 quả nặng có kl là m=1kg. Gắn vào đầu thanh kim loại một vật nhỏ có kl M=0,2kg. Con lắc vật lý là 1 thanh kim loại mỏng đồng chất l=1m. Đầu kia của thanh treo vào 1 điểm cố định.
a. Tính khoảng cách từ trục quay đến khối tâm cua con lắc b. So sánh chu kì dao động của con lắc với con lắc đơn gồm quả nặng có m=1kg và treo bằng dây mềm có chiều dài l=1m EM XIN CẢM ƠN NHÌU NHA :D :D :D : Trả lời: pip pip giúp em bài toán về con lắc vật lý : Hà Văn Thạnh 09:38:15 PM Ngày 04 August, 2011 1 con lắc vật lý gồm 1 quả nặng có kl là m=1kg. Gắn vào đầu thanh kim loại một vật nhỏ có kl M=0,2kg. Con lắc vật lý là 1 thanh kim loại mỏng đồng chất l=1m. Đầu kia của thanh treo vào 1 điểm cố định. (HD: Cách giải)a. Tính khoảng cách từ trục quay đến khối tâm cua con lắc b. So sánh chu kì dao động của con lắc với con lắc đơn gồm quả nặng có m=1kg và treo bằng dây mềm có chiều dài l=1m EM XIN CẢM ƠN NHÌU NHA :D :D :D 1/ O : vị trí treo thanh (đầu cố định), A đầu thanh tự do, G khối tâm của thanh, G' khối tâm con lắc VL Thanh kim loại nặng M=0,2kg, vật nặng m=1kg. + M.GG'=m.G'A, GG'+G'A=OA/2 ==> OG'=OG+GG' 2/ Chu kỳ con lắc VL: [tex]T=2\pi.\sqrt{\frac{I}{m'dg}}[/tex] (I=Ithanh+Ivat=1/3.M.l^2+m.l^2, d=OG', m'=m+M) Chu kỳ con lắc đơn: [tex]T'=2\pi.\sqrt{\frac{l}{g}}[/tex] (Bạn có thể lập tỷ số để tìm) |