Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : mystery0510 05:05:02 PM Ngày 19 June, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5553



: dòng điện
: mystery0510 05:05:02 PM Ngày 19 June, 2011
Cho ba linh kiện: điện trở thuần R=60 , cuộn cảm thuần L và tụ điện C. Lần lượt đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp RL hoặc RC thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch lần lượt là i=căn 2.cos(100pi.t-pi/12)   và  i=căn 2.cos(100pi.t+7pi/12). Nếu đặt điện áp trên vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp thì dòng điện trong mạch có biểu thức:
đ/A. i=2.căn 2cos(100pit+pi/4)
làm sao để ra đáp án như vậy


: Trả lời: dòng điện
: Quang Dương 05:31:45 PM Ngày 19 June, 2011
Cho ba linh kiện: điện trở thuần R=60 , cuộn cảm thuần L và tụ điện C. Lần lượt đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp RL hoặc RC thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch lần lượt là i=căn 2.cos(100pi.t-pi/12)   và  i=căn 2.cos(100pi.t+7pi/12). Nếu đặt điện áp trên vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp thì dòng điện trong mạch có biểu thức:
đ/A. i=2.căn 2cos(100pit+pi/4)
làm sao để ra đáp án như vậy

Do [tex]I_{1}=I_{2}\Rightarrow Z_{1}=Z_{2}\Rightarrow Z_{L}=Z_{C}[/tex]
Nghĩa là mạch cuối cùng xảy ra hiện tượng cộng hưởng
Mặt khác ta có
[tex]tg\varphi _{1}=\frac{Z_{L}}{R}=-tg\varphi _{2}=-\frac{-Z_{C}}{R}[/tex]
Nghĩa là [tex]\varphi_{1} =-\varphi _{2}\Rightarrow \varphi_{1} -\varphi _{2}=2\varphi_{1}=\frac{2\pi }{3}[/tex] ( độ lệch pha của hai dòng điện )
Vậy [tex]\varphi_{1} =\frac{\pi }{3}[/tex]
Biểu thức của u có dạng
[tex]u=U_{0}cos\left(100\pi t-\frac{\pi }{12}+\frac{\pi }{3} \right)=U_{0}cos\left(100\pi t+\frac{\pi }{4} \right)[/tex]
Tổng trở [tex]Z_{1}=\frac{R}{cos\varphi 1}=2R[/tex]
Biên độ cường độ lúc đầu
[tex]I_{01}=\frac{U_{0}}{2R}=\sqrt{2}A[/tex]
Biên độ cường độ lúc cuối
[tex]I_{0}=\frac{U_{0}}{R}=2\sqrt{2}A[/tex]
Ta thu được đáp án