Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5220 : thêm một bài cơ học nữa nha mấy anh!! : hoctoan12 06:09:25 PM Ngày 29 May, 2011 Người ta dùng một búa máy có khối lượng M= 90 kg để đóng một cái cọc có khối lượng m= 30 kg vào đất .Mỗi lần đóng cọc lún sâu một khoảng h=5cm
a) Hãy xác định lực cản cũa đất biết búa rơi từ độ cao H=2 m xuống đầu cọc và lực cản của không khí vào búa khi nó rơi là F=kMg với k=0.07.coi va chạm giữa búa và cọc là tuyệt đối không đàn hồi.lấy g=9.8 m/s2 b) Tính phần năng lượng của búa bị tiêu hao trong va chạm để làm nóng và biến dạng búa và cọc kết quả tham khảo: a) 2455N b) 418,5 J : Trả lời: thêm một bài cơ học nữa nha mấy anh!! : Quang Dương 03:43:42 PM Ngày 30 May, 2011 Người ta dùng một búa máy có khối lượng M= 90 kg để đóng một cái cọc có khối lượng m= 30 kg vào đất .Mỗi lần đóng cọc lún sâu một khoảng h=5cm a) Hãy xác định lực cản cũa đất biết búa rơi từ độ cao H=2 m xuống đầu cọc và lực cản của không khí vào búa khi nó rơi là F=kMg với k=0.07.coi va chạm giữa búa và cọc là tuyệt đối không đàn hồi.lấy g=9.8 m/s2 b) Tính phần năng lượng của búa bị tiêu hao trong va chạm để làm nóng và biến dạng búa và cọc kết quả tham khảo: a) 2455N b) 418,5 J Vận tốc của búa khi sắp va chạm với cọc [tex]\frac{1}{2}MV^{2}=MgH-kMgH\Rightarrow V=\sqrt{2gH\left(1-k \right)}[/tex] Va chạm mềm ta có vận tốc của búa và cọc ngay sau va chạm [tex]MV=\left(M+m \right)v\Rightarrow v=\frac{MV}{M+m}[/tex] Công lực cản tính theo định lí động năng [tex]F_{c}.d=\frac{M+m}{2}v^{2}\Rightarrow F_{c}=\left(M+m \right)\frac{v^{2}}{2d}[/tex] phần năng lượng của búa bị tiêu hao trong va chạm để làm nóng và biến dạng búa và cọc được tính bởi [tex]Q=\frac{MV^{2}}{2}-\frac{\left(M+m \right)v^{2}}2{}[/tex] : Trả lời: thêm một bài cơ học nữa nha mấy anh!! : hoctoan12 07:33:08 PM Ngày 30 May, 2011 Người ta dùng một búa máy có khối lượng M= 90 kg để đóng một cái cọc có khối lượng m= 30 kg vào đất .Mỗi lần đóng cọc lún sâu một khoảng h=5cm a) Hãy xác định lực cản cũa đất biết búa rơi từ độ cao H=2 m xuống đầu cọc và lực cản của không khí vào búa khi nó rơi là F=kMg với k=0.07.coi va chạm giữa búa và cọc là tuyệt đối không đàn hồi.lấy g=9.8 m/s2 b) Tính phần năng lượng của búa bị tiêu hao trong va chạm để làm nóng và biến dạng búa và cọc kết quả tham khảo: a) 2455N b) 418,5 J Vận tốc của búa khi sắp va chạm với cọc [tex]\frac{1}{2}MV^{2}=MgH-kMgH\Rightarrow V=\sqrt{2gH\left(1-k \right)}[/tex] Va chạm mềm ta có vận tốc của búa và cọc ngay sau va chạm [tex]MV=\left(M+m \right)v\Rightarrow v=\frac{MV}{M+m}[/tex] Công lực cản tính theo định lí động năng [tex]F_{c}.d=\frac{M+m}{2}v^{2}\Rightarrow F_{c}=\left(M+m \right)\frac{v^{2}}{2d}[/tex] phần năng lượng của búa bị tiêu hao trong va chạm để làm nóng và biến dạng búa và cọc được tính bởi [tex]Q=\frac{MV^{2}}{2}-\frac{\left(M+m \right)v^{2}}2{}[/tex] F[tex]F_{c}=g(M+m)[1+(\frac{M}{M+m})^{2}\frac{H}{h}(1-0.07)][/tex] : Trả lời: thêm một bài cơ học nữa nha mấy anh!! : Hồng Nhung 10:43:19 PM Ngày 30 May, 2011 Công lực cản tính theo định lí động năng [tex]F_{c}.d=\frac{M+m}{2}v^{2}\Rightarrow F_{c}=\left(M+m \right)\frac{v^{2}}{2d}[/tex] hình như không giống đáp án thì phải anh ơi: F[tex]F_{c}=g(M+m)[1+(\frac{M}{M+m})^{2}\frac{H}{h}(1-0.07)][/tex] Ở công thức trên phải tính cả công của trọng lực nữa, là ra kết quả. |