Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 11 => : laotam_27tad 06:56:25 PM Ngày 24 April, 2010

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3293



: Mấy bác giúp em tìm cách vơi !
: laotam_27tad 06:56:25 PM Ngày 24 April, 2010
Một cục thủy tinh màu, khi bị nghiền nhỏ thành bột thì trông rất giống với bột thủy tinh màu trắng. Vậy phải làm thế nào để biết được bột thủy tinh ấy được nghiền từ cục thủy tinh có màu gì ?


: Trả lời: Mấy bác giúp em tìm cách vơi !
: nguyen_lam_nguyen81 12:16:01 PM Ngày 27 April, 2010
Theo mình nghĩ.
Nếu mà là thủy tinh mầu vậy có thể coi đó là kính lọc sắc được không vậy?
Vì kính lọc sắc khi cho ánh sáng trắng đi qua kính lọc sắc thì ánh sáng chỉ có mầu của kính lọc sắc.
Vậy từ bột tấm kính trên ta cho bột vào một lọ thủy tinh không mầu, cho anh sáng qua lọ thủy tinh, chiếu ánh sáng lên màn, ánh sáng có mầu gì thì đó là mầu của cục thủy tinh mầu.

Xin cho ý kiến vì Nguyễn Lâm Nguyễn chỉ nghĩ được có như vậy.


: Trả lời: Mấy bác giúp em tìm cách vơi !
: laotam_27tad 10:28:39 PM Ngày 09 May, 2010
Thưa nguyen_lam_nguyen81 thủy tinh khi bị nghiền nhỏ thì có rất nhiều cạnh, dẫn đến dễ phản xạ toàn phần ở nhiều mặt phần nhiều hơn so với thủy tinh thường. Bởi thế tôi cho rằng khi chiếu sáng qua lọ thủy tinh đó thì không khả thi vì ánh sáng thu được rất yếu.


: Trả lời: Mấy bác giúp em tìm cách vơi !
: nguyen_lam_nguyen81 06:35:45 PM Ngày 10 May, 2010
Thưa nguyen_lam_nguyen81 thủy tinh khi bị nghiền nhỏ thì có rất nhiều cạnh, dẫn đến dễ phản xạ toàn phần ở nhiều mặt phần nhiều hơn so với thủy tinh thường. Bởi thế tôi cho rằng khi chiếu sáng qua lọ thủy tinh đó thì không khả thi vì ánh sáng thu được rất yếu.
Bởi thế tôi cho rằng khi chiếu sáng qua lọ thủy tinh đó thì không khả thi vì ánh sáng thu được rất yếu.
Theo Lâm Nguyễn
Ánh sáng thu được qua lọ thủy tinh không mầu rất yếu như ý kiến của bạn, tức là chúng ta không không có khả năng quan sát mầu rõ rệt để kết luận mầu của thủy tinh là mầu gì đúng không ạ?
Nhưng điều quan trọng là ta vẫn thu được mầu ánh sáng sáng đơn sắc qua lọ thủy tinh không mầu. Vậy ta lại làm thí nghiệm tiếp theo mà bản chất của hiện tượng chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đơn sắc ( làm ta phát hiện ra mầu của thủy tinh đã nghiền thành bột ) chứ không phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng kích thích.
Đó là hiện tượng quang điện.
Vấn đề là phải có các tấm kim loại hoặc hợp kim mà ta đã biết giới hạn quang điện của nó ứng với bảy mầu của mầu cầu vồng khi đó ta làm thí nghiệm ta sẽ kết luận được màu của ánh sáng đơn sắc chiếu vào và đó cũng là màu của thủy tinh.
TB. Hiện tại Lâm Nguyễn mới chỉ suy nghĩ được như thế, mong những giải pháp mới đơn giản và hiệu quả hơn.