07:17:04 am Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một vật dao động điều hòa có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 10cm. Biên độ dao động của vật là
Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B có đặt hai nguồn dao động cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ. Biết . Ở mặt chất lỏng, số điểm thuộc đường tròn đường kính AB dao động cùng pha với hai nguồn là
Trong dao động điều hòa của một con lắc đơn dao động nhỏ thì
Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều nghịch (giữ nguyên các yếu tố khác)?
Vật dao động điều hòa có vận tốc cực đại bằng 3 m/s và gia tốc cực đại bằng 30π (m/s2). Thời điểm ban đầu vật có vận tốc 1,5 m/s và thế năng đang tăng. Hỏi vào thời điểm nào sau đây vật có gia tốc bằng 15π (m/s2)?


Trả lời

Mấy bác giúp em tìm cách vơi !

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mấy bác giúp em tìm cách vơi !  (Đọc 2298 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
laotam_27tad
Thành viên mới
*

Nhận xét: +5/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 21


Email
« vào lúc: 06:56:25 pm Ngày 24 Tháng Tư, 2010 »

Một cục thủy tinh màu, khi bị nghiền nhỏ thành bột thì trông rất giống với bột thủy tinh màu trắng. Vậy phải làm thế nào để biết được bột thủy tinh ấy được nghiền từ cục thủy tinh có màu gì ?


Logged


nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:16:01 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2010 »

Theo mình nghĩ.
Nếu mà là thủy tinh mầu vậy có thể coi đó là kính lọc sắc được không vậy?
Vì kính lọc sắc khi cho ánh sáng trắng đi qua kính lọc sắc thì ánh sáng chỉ có mầu của kính lọc sắc.
Vậy từ bột tấm kính trên ta cho bột vào một lọ thủy tinh không mầu, cho anh sáng qua lọ thủy tinh, chiếu ánh sáng lên màn, ánh sáng có mầu gì thì đó là mầu của cục thủy tinh mầu.

Xin cho ý kiến vì Nguyễn Lâm Nguyễn chỉ nghĩ được có như vậy.


Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
laotam_27tad
Thành viên mới
*

Nhận xét: +5/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 21


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:28:39 pm Ngày 09 Tháng Năm, 2010 »

Thưa nguyen_lam_nguyen81 thủy tinh khi bị nghiền nhỏ thì có rất nhiều cạnh, dẫn đến dễ phản xạ toàn phần ở nhiều mặt phần nhiều hơn so với thủy tinh thường. Bởi thế tôi cho rằng khi chiếu sáng qua lọ thủy tinh đó thì không khả thi vì ánh sáng thu được rất yếu.


Logged
nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #3 vào lúc: 06:35:45 pm Ngày 10 Tháng Năm, 2010 »

Thưa nguyen_lam_nguyen81 thủy tinh khi bị nghiền nhỏ thì có rất nhiều cạnh, dẫn đến dễ phản xạ toàn phần ở nhiều mặt phần nhiều hơn so với thủy tinh thường. Bởi thế tôi cho rằng khi chiếu sáng qua lọ thủy tinh đó thì không khả thi vì ánh sáng thu được rất yếu.
Bởi thế tôi cho rằng khi chiếu sáng qua lọ thủy tinh đó thì không khả thi vì ánh sáng thu được rất yếu.
Theo Lâm Nguyễn
Ánh sáng thu được qua lọ thủy tinh không mầu rất yếu như ý kiến của bạn, tức là chúng ta không không có khả năng quan sát mầu rõ rệt để kết luận mầu của thủy tinh là mầu gì đúng không ạ?
Nhưng điều quan trọng là ta vẫn thu được mầu ánh sáng sáng đơn sắc qua lọ thủy tinh không mầu. Vậy ta lại làm thí nghiệm tiếp theo mà bản chất của hiện tượng chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đơn sắc ( làm ta phát hiện ra mầu của thủy tinh đã nghiền thành bột ) chứ không phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng kích thích.
Đó là hiện tượng quang điện.
Vấn đề là phải có các tấm kim loại hoặc hợp kim mà ta đã biết giới hạn quang điện của nó ứng với bảy mầu của mầu cầu vồng khi đó ta làm thí nghiệm ta sẽ kết luận được màu của ánh sáng đơn sắc chiếu vào và đó cũng là màu của thủy tinh.
TB. Hiện tại Lâm Nguyễn mới chỉ suy nghĩ được như thế, mong những giải pháp mới đơn giản và hiệu quả hơn.
« Sửa lần cuối: 07:12:01 pm Ngày 10 Tháng Năm, 2010 gửi bởi nguyen_lam_nguyen81 »

Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.