Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ CẤP 2 => : missluxy 04:35:08 PM Ngày 28 July, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=21368



: Vật Lý 8
: missluxy 04:35:08 PM Ngày 28 July, 2014
Mọi người giúp mình nha!
Bài 1: Một thuyền đi du lịch chuyển động xuôi dòng nước làm rơi một cái phao. Do không phát hiện kịp, thuyền tiếp tục chuyển động thêm 45 phút nữa thì mới quay lại và gặp phao cách chỗ làm rơi 12 km. Tính vận tốc của dòng nước, biết vận tốc của thuyền đối với nước là không đổi.
Bài 2: Một quả kim loại treo vào lực kế nhạy và nhúng ngập trong cốc nước. Nếu đun nóng đều cốc nước và quả cầu số chỉ lực kế có thay đổi không? Vì sao?


: Trả lời: Vật Lý 8
: 1412 06:35:06 PM Ngày 28 July, 2014
Mọi người giúp mình nha!
Bài 1: Một thuyền đi du lịch chuyển động xuôi dòng nước làm rơi một cái phao. Do không phát hiện kịp, thuyền tiếp tục chuyển động thêm 45 phút nữa thì mới quay lại và gặp phao cách chỗ làm rơi 12 km. Tính vận tốc của dòng nước, biết vận tốc của thuyền đối với nước là không đổi.
Mình xin giải bài này như sau:
Gọi vận tốc của thuyền so với bờ là v1, vận tốc của dòng nước so với bờ là v2 (km)
=> Vận tốc khi xuôi dòng [tex]v_{xd}=v_{1}+v_{2}[/tex], vận tốc ngược dòng là [tex]v_{nd}=v_{1}-v_{2}[/tex]
Đổi 45 phút = 0,75 h
Bạn xem hình:
Thời gian mà phao đi được 12km  là [tex]t=\frac{12}{v_{2}}[/tex] (h) (với vận tốc của dòng nước)
Trong khoảng thời gian đó, thuyền đi được quãng đường S1 trong 45 phút rồi quay lại nên
[tex]S_{1}=v_{xd}.t_{1}=(v_{1}+v_{2}).0,75[/tex] (km)
[tex]S_{2}=v_{nd}.t_{2}=(v_{1}-v_{2}).(t-t_{1})=(v_{1}-v_{2}).(\frac{12}{v_{2}}-0,75)[/tex]
Thấy rằng
[tex]S_{1}-S_{2}=12 \Leftrightarrow (v_{1}+v_{2}).0,75-(v_{1}-v_{2}).(\frac{12}{v_{2}}-0,75)=12[/tex]
Rút gọn phương trình trên thì mình ra kết quả là [tex]v_{2}=8km/h[/tex]
Vậy vận tốc của dòng nước là 8 km/h
Nếu em làm sai mong mọi người sửa lại giúp với ạ  ^-^


: Trả lời: Vật Lý 8
: 1412 06:44:36 PM Ngày 28 July, 2014
Đây là hình mình họa nhé bạn! (Nếu bạn thấy đúng thì chỉ cần cám ơn cái bài trên thôi, cái hình này thì khỏi cần nhé ;;))


: Trả lời: Vật Lý 8
: missluxy 10:06:55 PM Ngày 28 July, 2014
Mình xin giải bài này như sau:
Gọi vận tốc của thuyền so với bờ là v1, vận tốc của dòng nước so với bờ là v2 (km)
=> Vận tốc khi xuôi dòng [tex]v_{xd}=v_{1}+v_{2}[/tex], vận tốc ngược dòng là [tex]v_{nd}=v_{1}-v_{2}[/tex]
Đổi 45 phút = 0,75 h
Bạn xem hình:
Thời gian mà phao đi được 12km  là [tex]t=\frac{12}{v_{2}}[/tex] (h) (với vận tốc của dòng nước)
Trong khoảng thời gian đó, thuyền đi được quãng đường S1 trong 45 phút rồi quay lại nên
[tex]S_{1}=v_{xd}.t_{1}=(v_{1}+v_{2}).0,75[/tex] (km)
[tex]S_{2}=v_{nd}.t_{2}=(v_{1}-v_{2}).(t-t_{1})=(v_{1}-v_{2}).(\frac{12}{v_{2}}-0,75)[/tex]
Thấy rằng
[tex]S_{1}-S_{2}=12 \Leftrightarrow (v_{1}+v_{2}).0,75-(v_{1}-v_{2}).(\frac{12}{v_{2}}-0,75)=12[/tex]
Rút gọn phương trình trên thì mình ra kết quả là [tex]v_{2}=8km/h[/tex]
Vậy vận tốc của dòng nước là 8 km/h
Nếu em làm sai mong mọi người sửa lại giúp với ạ  ^-^
[/quote]
thanks bn nha. tuy mình k hiểu nhưng kết quả đúng òi đó


: Trả lời: Vật Lý 8
: missluxy 11:13:11 PM Ngày 28 July, 2014
Mọi người giúp mình nha!
Bài 1: Một thuyền đi du lịch chuyển động xuôi dòng nước làm rơi một cái phao. Do không phát hiện kịp, thuyền tiếp tục chuyển động thêm 45 phút nữa thì mới quay lại và gặp phao cách chỗ làm rơi 12 km. Tính vận tốc của dòng nước, biết vận tốc của thuyền đối với nước là không đổi.
Gọi A là điểm làm rơi phao. Trong t0 = 45 phút= 3?4 thuyền đã đi được quãng đường: S1=( V1 + V2)t0
Với V1 là vận tốc của thuyền đối với nước.
        V2 là vận tốc của nước đối với bờ.
 Trong thời gian đo phao trôi theo dòng nước quãng đường: S2=V2.t0
Sau đó thuyền và phao chuyển động trong thời gian t và đi được quãng đường tương ứng S’1 và S’2 đến gặp nhau tại C.
Ta có : S’1 = (V1-V2).t
            S’2 = V2.t
Theo bài ra ta có : S2 + S’2 = 12                                                                 (1)
Mặt khác : S1 – S’1 =12 hay (V1+ V2). t0 – (V1 – V2).t = 12
                                        <=> V1. t0 + V2.t0 – V1.t + V2.t = 12                 ( 2)
Từ (1) và (2) => t0=t
=> V2 = 12 : (2.t0) = 8 km/h
            Hình xấu mong mn bỏ qua


: Trả lời: Vật Lý 8
: 1412 11:28:42 PM Ngày 28 July, 2014
Mọi người giúp mình nha!
Bài 1: Một thuyền đi du lịch chuyển động xuôi dòng nước làm rơi một cái phao. Do không phát hiện kịp, thuyền tiếp tục chuyển động thêm 45 phút nữa thì mới quay lại và gặp phao cách chỗ làm rơi 12 km. Tính vận tốc của dòng nước, biết vận tốc của thuyền đối với nước là không đổi.
Gọi vận tốc của thuyền so với bờ là v1, vận tốc của dòng nước so với bờ là v2 (km)
Có sự nhầm lẫn của tác giả: vận tốc của thuyền so với nước là v1


: Trả lời: Vật Lý 8
: duongvantam1212001 08:16:23 AM Ngày 31 July, 2015
Mình xin trả lời bài 1: A là vị trí đánh rơi phao C là vị trí gặp phao B là vị trí quay lại       A-------------------C----------------------B
  Ta chứng minh khá dễ dàng thời gian từ khi đánh rơi phao đến khi quay lại(t1) và thời gian từ khi quay lại đến khi gặp chiếc phao(t2) là bằng nhau(t1=t2) :
             -AB= t1 * vx=t1 * v + t1* v0         
             -BC= t2 * vn=t2 * v - t2 * v0
             -AC=v0 * (t1+t2)
=> AB = AC +BC giải ra ta được t1=t2
 Lưu ý cách chứng minh trên có thể áp dụng ở rất nhiều bài toán CĐ trên dòng nước.
 Sau chứng minh trên Áp dụng vào bài toán
t1=t2 <=> Quãng đường phao đi được: S= v0*(t1+t2) <=> 12=v0 *(0.75+0.75)
=> v0=8 (km/h)


: Trả lời: Vật Lý 8
: duongvantam1212001 08:29:23 AM Ngày 31 July, 2015
Mình xin rả lời Bài 2: Một quả kim loại treo vào lực kế nhạy và nhúng ngập trong cốc nước. Nếu đun nóng đều cốc nước và quả cầu số chỉ lực kế có thay đổi không? Vì sao?
 -Khi đun nóng đều cốc nước => nước sẽ nóng trước đồng thời V tăng => d0 = P/V giẳm
 -Quả cầu làm bằng kim loại nên sẽ lâu bị tăng nhiệt độ và thể tích.Hoặc nếu có tăng thì chỉ tăng không đáng kể
Coi như v= const => FA  =d0 * v sẽ giảm
 -Trọng lượng của quả cầu : p=FA+F với F là số chỉ của lực kế
Do p=const => F sẽ tăng => số chỉ của lực kế tăng


: Trả lời: Vật Lý 8
: Tùng430 10:14:58 PM Ngày 01 August, 2015
giải jup pls
       Vào lúc 6h 1 xe tải đi từ A đến C, 6h30' 1xe tải khác đi từ B về C vs cùng V. Lúc 7h 1 xe ô tô đi từ A về C gặp xe tải 1 lúc 9h, gặp xe tải 2 luc 9h30'. Tính V mỗi xe


: Trả lời: Vật Lý 8
: duongvantam1212001 11:08:34 AM Ngày 02 August, 2015
Xin giải bài này:   Vào lúc 6h 1 xe tải đi từ A đến C, 6h30' 1xe tải khác đi từ B về C vs cùng V. Lúc 7h 1 xe ô tô đi từ A về C gặp xe tải 1 lúc 9h, gặp xe tải 2 luc 9h30'. Tính V mỗi xe
  Gọi lẫn lượt 3 xe là xe 1 xe 2 xe 3  Vẫn tốc xe 1 và xe 2 bằng nhau và bằng v vận tốc xe 3 là v3
  Do xe 3 đuổi kịp xe 1 trước nên B nằm giữa A và C
  Khoảng cách giữa xe 1 và xe 2 là AB Do vận tốc xe một và xe 2 bằng nh nên khoảng cách này không đổi theo thời gian
  Cho tới khi xe 3 xuất phát xe 1 đã đi được : (7-6) * v =v(km) Đây cũng là khoảng cách giữa xe 1 và xe 3
                                         xe 2 đã đi được : (7-6.5)*v=0.5v(km) Vậy AB + 0.5v là khoảng cách giữa xe 2 và xe 3
  Thời gian xe 3 đuổi kịp xe 1: (9-7)=v/(v3 - v) =2( do hai xe đi cùng chiều)  (1)
  Thời gian xe 3 đuổi kịp xe 2: (9.5-7)=(AB+v)/(v3-v) = 2.5 ( do hai xe đi cùng chiều) (2)
 Chia (1) cho (2) Ta có 0.8=v/(AB+v) Giải ra ta được v=4AB (3)
   Khi gặp xe 1 khoảng cách giữa xe 3 và 2 là AB nên xe 3 đi thêm (9.5-9)=0.5 giờ nữa để kịp xe 2 Ta có phương trình AB=0.5*(v3-v) (4)
Thay (3) vào(4) ta có 6AB=v3
Vậy nên 2v3=3v
Vậy thôi
Không có thêm dữ kiện nào khác à?


: Trả lời: Vật Lý 8
: Tùng430 06:35:12 PM Ngày 02 August, 2015
     Hết dữ liệu r`  :) . Cảm ơn ông vì đã jup đỡ. Thank you very max


: Trả lời: Vật Lý 8
: Tùng430 10:49:36 PM Ngày 02 August, 2015
      Mà bạn ơi ở (1) (2) sao lại t = v/(v3-v1)... đc


: Trả lời: Vật Lý 8
: duongvantam1212001 12:33:28 PM Ngày 03 August, 2015
2 xe đi cùng chiều mà v3 > v


: Trả lời: Vật Lý 8
: Tùng430 06:40:20 PM Ngày 03 August, 2015
 Không hiểu bạn lấy đâu ra công thức đó. Viết nó công thức đó ra xem và giải thích nếu lm` như vậy khác nào nói xuông. Công thức ở chỗ (1) (2) ấy


: Trả lời: Vật Lý 8
: duongvantam1212001 02:31:24 PM Ngày 04 August, 2015
Vì theo tính tương đối của chuyển động xe 1 đứng yên(làm mốc) còn xe 3 chuyển động so với xe 1 với vận tốc v3 - v
nên talaayss quãng đường là v tính được ở trên chia cho vận tốc xe 3 chuyển động so với xe 1


: Trả lời: Vật Lý 8
: liverpool8 09:46:22 PM Ngày 06 August, 2015
trong 1 bình cách nhiệt chứa 500g nước ở nhiệt độ ban đầu là 10 độ C người ta dùng 1 cái cốc đổ 50g nước vào bình rồi sau khi có cân bằng nhiệt, lại múc ra từ bình 50g nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với bình, cốc với mt. Các cốc nước đổi vào bình có nhiệt độ = 60 độ C. Hỏi sau bao nhiu lượt đổ và múc thì nhiệt độ lớn hơn 55 độ C


tìm hộ e cái auy luật =d> =d> =d> =d> :x


: Trả lời: Vật Lý 8
: liverpool8 09:50:22 PM Ngày 06 August, 2015
trong 1 bình cách nhiệt chứa 500g nước ở nhiệt độ ban đầu là 10 độ C người ta dùng 1 cái cốc đổ 50g nước vào bình rồi sau khi có cân bằng nhiệt, lại múc ra từ bình 50g nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với bình, cốc và mt. Các cốc nước đổ vào bình đều có nhiệt độ 60 độ C. Hỏi sau bao nhiêu lượt đổ và múc thì nhiệt độ nước > 55 độ C

tìm hộ e cái quy luật để tìm số lần múc
 =d> =d> =d>