Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : khrizantema 03:02:30 PM Ngày 11 April, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=19969



: Bài tập về con lắc đơn, giao thoa ánh sáng cần giúp đỡ
: khrizantema 03:02:30 PM Ngày 11 April, 2014
1/Tìm nhận xét đúng về con lắc đơn
A. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng li độ và vận tốc trái dấu.
B. Chuyển động từ vị trí cân bằng ra biên là chuyển động thẳng chậm dần.
C. Hợp lực tác dung lên vật là lực kéo về.
D. Khi vật qua vị trí cân bằng, hợp lực tác dụng vào vật bằng không.

2/ Trong một thí nghiệm giao thoa Iâng thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc, khoảng vân giao thoa lần lượt là [tex]i_{1}[/tex] =0,21 mm và [tex]i_{2}[/tex] . Xét tại hai điểm A,B trên màn cách nhau một khoảng 3,15 mm là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân tối tại đó. Trên đoạn AB quan sát được 34 vạch sáng, trong đó có 2 vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai vạch sáng của hai hệ vân. Khoảng vân [tex]i_{2}[/tex] bằng
A.   0,32mm.
B.   0,14mm.
C.   0,15mm.
D.   0,18mm.
 Nhờ mọi người xem giúp em. Cám ơn mọi người nhiều.



: Trả lời: Bài tập về con lắc đơn, giao thoa ánh sáng cần giúp đỡ
: ChicharitoHernandez 07:49:42 PM Ngày 11 April, 2014
i1 = 0.21 mm
N trùng nhau = 2
N ánh sáng = 34
L = 3.15 mm

Giải

N1 = L/i1 +1 = 3.15/0.21 +1 = 16
N ánh sáng = N1 + N2 - N trùng nhau
=> N2 = 34 - 16 + 2 = 20
N2 = L/i2 + 1 => I2 =


: Trả lời: Bài tập về con lắc đơn, giao thoa ánh sáng cần giúp đỡ
: cuongthich 08:25:37 AM Ngày 12 April, 2014
1/Tìm nhận xét đúng về con lắc đơn
A. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng li độ và vận tốc trái dấu.
B. Chuyển động từ vị trí cân bằng ra biên là chuyển động thẳng chậm dần.
C. Hợp lực tác dung lên vật là lực kéo về.
D. Khi vật qua vị trí cân bằng, hợp lực tác dụng vào vật bằng không.



theo thầy là đáp án D
khi qua vị trí cân bằng lực căng của sợi dây và trọng lực cân bằng nhau


: Trả lời: Bài tập về con lắc đơn, giao thoa ánh sáng cần giúp đỡ
: VNS_Taipro 09:49:07 AM Ngày 12 April, 2014
1/Tìm nhận xét đúng về con lắc đơn
A. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng li độ và vận tốc trái dấu.
B. Chuyển động từ vị trí cân bằng ra biên là chuyển động thẳng chậm dần.
C. Hợp lực tác dung lên vật là lực kéo về.
D. Khi vật qua vị trí cân bằng, hợp lực tác dụng vào vật bằng không.



theo thầy là đáp án D
khi qua vị trí cân bằng lực căng của sợi dây và trọng lực cân bằng nhau
Lúc qua vị trí cân bằng thì có 2 lực là [tex]T=mg(3-2cos\alpha _{0})[/tex] và [tex]P=mg[/tex].
Hợp lực có độ lớn là [tex]2mg(1-cos_{0})[/tex]. Thầy nhầm rồi ạ
Đáp án là B




: Trả lời: Bài tập về con lắc đơn, giao thoa ánh sáng cần giúp đỡ
: Hà Văn Thạnh 12:12:04 PM Ngày 12 April, 2014
]
1/Tìm nhận xét đúng về con lắc đơn
A. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng li độ và vận tốc trái dấu.
B. Chuyển động từ vị trí cân bằng ra biên là chuyển động thẳng chậm dần.
C. Hợp lực tác dung lên vật là lực kéo về.
D. Khi vật qua vị trí cân bằng, hợp lực tác dụng vào vật bằng không.
+ Khi đi từ biên về VTCB là chuyển động nhanh ==> a cùng dấy v ==> x ngược dấu v là đúng rồi
+ Từ VTCB ra biên con lắc chuyển động chậm là đúng rồi nhưng đâu có thẳng
+ Hợp lực tác dụng lên vật theo phương chuyển động mới là lực kéo về
+ Khi qua vị trí cân bằng hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn [tex]T-P==mvo^2/L[/tex]
theo tôi câu (A) là hợp lý nhất


: Trả lời: Bài tập về con lắc đơn, giao thoa ánh sáng cần giúp đỡ
: khrizantema 02:48:15 PM Ngày 12 April, 2014
Thầy có thể giải thích cho em vì sao hợp lực không phải là lực kéo về không ạ? Em cám ơn thầy!


: Trả lời: Bài tập về con lắc đơn, giao thoa ánh sáng cần giúp đỡ
: Hà Văn Thạnh 07:24:38 AM Ngày 14 April, 2014
Thầy có thể giải thích cho em vì sao hợp lực không phải là lực kéo về không ạ? Em cám ơn thầy!
trong con lắc đơn hợp lực tác dụng : [tex]\vec{P}+\vec{T}=m.\vec{a}[/tex]
Chiếu lên phương hướng tâm : [tex]Fht = T - P.cos(\alhpha) = m.an[/tex] (an gia tốc hướng tâm)
Chiếu lên phương tiếp tuyến : [tex] -Psin(\alpha)=m.a_t=-Fk ==> a_t = -g.sin(a\lpha)[/tex] (at là gia tốc tiếp tuyến)
Lực Fk là lực kéo về có tác dụng duy trì chuyển động quanh vị trí CB