Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=18724 : Con lắc lò xo : hoanhbao1996 10:26:59 AM Ngày 03 November, 2013 1/ Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có O là điểm trên cùng , M và N là 2 điểm trên lò xo sao cho khi chưa biến dạng chúng chia lò xo thành 3 phần bằng nhau và có chiều dài mỗi phần là 8cm (ON>OM) . Khi vật treo đi qua VTCB thì đoạn ON=68/3cm . Gia tốc trọng trường g=10cm/s^2 . .Tần số góc dao động riêng là ?
2/ Con lắc lò xo treo thẳng đứng , lò xo có độ k =100N/m , vật nặng khối lượng m = 1kg . Nâng vật lên lò xo có chiều dài tự nhiên rồi thả nhẹ để con lắc dao động . Bỏ qua mọi lực cản . Khi vật m tới vị trí thấp nhất thì nó tự được gắn thêm vật m'=500g một cách nhẹ nhàng . Chọn gốc thế năng tại VTCB . Lấy g=10m/s^2 . Năng lượng dao động của hệ thay đổi một lượng bằng bao nhiêu?? 3/ Hai con lắc đặt gần nhau dao động bé với chu kì lần lượt là 1,5s va 2s trên mặt phẳng song song . Ban đầu cả hai con lắc đều đi qua VTCB theo cùng chiều . Thời điểm hiện tượng trên lặp lại lần thứ 3 ( không kể lần đầu tiên) là ? Mong mọi người giải giúp ạ! : Trả lời: Con lắc lò xo : Ngọc Anh 11:18:27 AM Ngày 03 November, 2013 1/ Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có O là điểm trên cùng , M và N là 2 điểm trên lò xo sao cho khi chưa biến dạng chúng chia lò xo thành 3 phần bằng nhau và có chiều dài mỗi phần là 8cm (ON>OM) . Khi vật treo đi qua VTCB thì đoạn ON=68/3cm . Gia tốc trọng trường g = 10m/s2 . .Tần số góc dao động riêng là ? Chiều dài tự nhiên của lò xo [tex]l_{o} = 8.3 = 24 cm = 0,24 m[/tex]Khi treo vật vào thì M và N vẫn chia lo xo thành 3 đoạn bằng nhau, lúc này đoạn ON bằng [tex]\frac{2}{3}[/tex] chiều dại bị giãn. Tức là: [tex]\frac{2}{3} \Delta l_{o} + \frac{2}{3} l_{o} = \frac{17}{5} m[/tex] [tex]\Rightarrow \Delta l_{o} = \frac{g}{w^{2}} = 0,1 m\Rightarrow w = 10 rad/s[/tex] : Trả lời: Con lắc lò xo : Ngọc Anh 11:36:49 AM Ngày 03 November, 2013 3/ Hai con lắc đặt gần nhau dao động bé với chu kì lần lượt là 1,5s va 2s trên mặt phẳng song song . Ban đầu cả hai con lắc đều đi qua VTCB theo cùng chiều . Thời điểm hiện tượng trên lặp lại lần thứ 3 ( không kể lần đầu tiên) là ? Mong mọi người giải giúp ạ! Khi hai con lắc lặp lại trạng thái gặp nhau => Gọi số dao động toàn phần mà lần lượt hai con lắc thực hiện được là n1 và n2 Vậy: [tex]n_{1}T_{1} = n_{2}T_{2} \Leftrightarrow 3n_{1} = 4n_{2}[/tex] hay [tex]\frac{n_{1}}{n_{2}} = \frac{4}{3}[/tex] Do không kể lần đầu tiên nên [tex]\Rightarrow[/tex] hai con lắc trùng phùng lần 1 thì n1 = 4 ; n2 = 3 hai con lắc trùng phùng lần 2 thì n1 = 8 ; n2 = 6 hai con lắc trùng phùng lần 3 thì n1 = 12 ; n2 =9 [tex]\Rightarrow[/tex] Thời điểm gặp nhau lần 3 là t = 12. [tex]T_{1}[/tex] = 12. 1,5 = 18s : Trả lời: Con lắc lò xo : ngochocly 10:02:00 PM Ngày 03 November, 2013 ^-^ Câu 2 bạn xem ở đây nhé!
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9731.0 Hình vẽ: http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16869.msg69192#msg69192 |