Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=17872 : con lắc lò xo cần giúp đỡ : revo450 11:29:16 PM Ngày 05 August, 2013 Câu 21: Cho một lò xo có chiều dài OA = l0 = 50cm, độ cứng k0 = 20N/m. Treo lò xo OA thẳng đứng, O cố định. Móc quả nặng m = 1kg vào điểm C của lò xo. Cho quả nặng dao động theo phương thẳng đứng. Biết chu kì dao động của con lắc là 0,628s. Điểm C cách điểm treo O một khoảng bằng
A. 20cm. B. 7,5cm. C. 15cm. D. 10cm Câu 22: Cho cơ hệ như hình vẽ . Cho chiều dài tự nhiên của các lò xo lần lượt là l01 = 30cm và l02 = 20cm ; độ cứng tương ứng là k1 = 300N/m, k2 = 100N/m; vật có khối lượng m = 1kg. Vật đang ở vị trí cân bằng như hình vẽ, kéo vật dọc theo trục x đến khi lò xo L1 không biến dạng rồi thả nhẹ cho vật dao động. Bỏ qua ma sát. Chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là A. 25cm. B. 26cm. C. 27,5cm. D. 24cm. : Trả lời: con lắc lò xo cần giúp đỡ : Trịnh Minh Hiệp 12:32:36 AM Ngày 06 August, 2013 Câu 21: Cho một lò xo có chiều dài OA = l0 = 50cm, độ cứng k0 = 20N/m. Treo lò xo OA thẳng đứng, O cố định. Móc quả nặng m = 1kg vào điểm C của lò xo. Cho quả nặng dao động theo phương thẳng đứng. Biết chu kì dao động của con lắc là 0,628s. Điểm C cách điểm treo O một khoảng bằng HD:A. 20cm. B. 7,5cm. C. 15cm. D. 10cm + Treo m vào C thì giống con lắc có chu kì T = 0,628 => độ cứng phần lò xo treo vật khi đó là k = 100N/m = 5k0 nên suy ra OC bằng 1/5 OA => đáp án D : Trả lời: con lắc lò xo cần giúp đỡ : Nguyễn Bá Linh 12:34:23 AM Ngày 06 August, 2013 Câu 21: Cho một lò xo có chiều dài OA = l0 = 50cm, độ cứng k0 = 20N/m. Treo lò xo OA thẳng đứng, O cố định. Móc quả nặng m = 1kg vào điểm C của lò xo. Cho quả nặng dao động theo phương thẳng đứng. Biết chu kì dao động của con lắc là 0,628s. Điểm C cách điểm treo O một khoảng bằng Do [tex]T=2\prod{}.\sqrt{\frac{m}{k}}\rightarrow k=100(N/m)[/tex]A. 20cm. B. 7,5cm. C. 15cm. D. 10cm Lò xo lí tưởng : [tex]k_{0}l_{0}=kl\rightarrow l=\frac{k_{0}l_{0}}{k}=10(cm)[/tex] ===> Điểm C cách điểm treo O một khoảng bằng bao nhiêu? + Nếu xét lúc lò xo chưa treo vật : OC = l = 10 cm. Chọn D. + Nếu xét lúc đã treo vật vào C và vật cân bằng, điểm treo C cách O một khoảng : [tex]OC=l_{0}+\Delta l_{0}=10+10=20(cm)[/tex]. Chọn A. ===> Nên hỏi rõ hơn điểm C cách O khoảng bao nhiêu trong trạng thái nào? (không biến dạng, hay ở vị trí cân bằng?). Theo linhvc, ý của tác giả bài này là khoảng OC lúc chưa treo vật (đáp án là D) : Trả lời: con lắc lò xo cần giúp đỡ : Trịnh Minh Hiệp 12:43:41 AM Ngày 06 August, 2013 Bài này có lẽ tác giả muốn hỏi khi lò xo ko biến dạng, chứ chơi theo kiểu biến dạng sẽ có nhiều đáp án... %-)
: Trả lời: con lắc lò xo cần giúp đỡ : Trịnh Minh Hiệp 01:05:46 AM Ngày 06 August, 2013 Câu 22: Cho cơ hệ như hình vẽ . Cho chiều dài tự nhiên của các lò xo lần lượt là l01 = 30cm và l02 = 20cm ; độ cứng tương ứng là k1 = 300N/m, k2 = 100N/m; vật có khối lượng m = 1kg. Vật đang ở vị trí cân bằng như hình vẽ, kéo vật dọc theo trục x đến khi lò xo L1 không biến dạng rồi thả nhẹ cho vật dao động. Bỏ qua ma sát. Chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là HD:A. 25cm. B. 26cm. C. 27,5cm. D. 24cm. + Dễ suy ra được tại VTCB lò xo 1 đang nén nên lúc đó lò xo 2 phải dãn + Tại VTCB ta có: [tex]k_{1}\Delta l_{1}=k_{2}\Delta l_{2}\Rightarrow \Delta l_{2}=3\Delta l_{1}[/tex] + Lại có: [tex]l_{cb}=l_{01}-\Delta l_{1}=l_{02}+\Delta l_{2}\Rightarrow \Delta l_{1}=2,5cm[/tex] + Vậy khi ở VTCB lò xo dài 27,5 cm : Trả lời: con lắc lò xo cần giúp đỡ : Nguyễn Bá Linh 01:16:18 AM Ngày 06 August, 2013 Gửi bạn revo450 thêm cái hình
[tex]k_{_{1}}\left(10-\Delta l_{2} \right)=k_{2}\Delta l_{2}\rightarrow \Delta l_{2}=7,5(cm)[/tex] |