Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 11 => : Trần Anh Tuấn 01:27:44 AM Ngày 09 April, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15163



: Tụ điện
: Trần Anh Tuấn 01:27:44 AM Ngày 09 April, 2013
Em mới học về phần này có mấy bài chưa rõ mong thầy cô giải đáp
Bài 1 :
Một điện tử có động năng ban đầu [tex]W_{0}=1000eV[/tex] bay vào khoảng chính giũa hai bản của 1 tụ điện phẳng theo phương song song với hai bản tụ . Hiệu điện thế giữa hai bản là [tex]U=40V[/tex] ,khoảng cách giữa hai bản [tex]d=2cm[/tex] , chiều dài bản là [tex]l=10cm[/tex] . Bỏ qua tác dụng của trọng lực . Tính độ lệch h của điện tử khi ra khỏi tụ và động năng của điện tử khi ra khỏi tụ
Bài 2 :
Hai mặt phẳng A,B rộng vô hạn , tích điện đều và trái dấu . [tex]U_{AB}=4,55V[/tex] khoảng cách hai tấm [tex]d=2cm[/tex] . Từ tâm O của bản dương các điện tử được bắn ra theo mọi phương với cùng vận tốc đầu [tex]v_{0}[/tex] . Trong các điện tử , điện tử đên gần bản âm nhất cũng còn cách bản âm 1cm .Tính [tex]v_{0}[/tex] và bán kính mặt tròn trên bản dương mà các điện tử bay đến
Bài 3 :
Có n điểm trong không gian , giữa hai điểm bất kì được nối bởi tụ [tex]C_{0}[/tex] . Tính điện dung tương đương của bộ tụ mà hai cực là hai điểm bất kì trong n điểm trên !










: Trả lời: Tụ điện
: photon01 02:40:43 PM Ngày 09 April, 2013
Em mới học về phần này có mấy bài chưa rõ mong thầy cô giải đáp
Bài 1 :
Một điện tử có động năng ban đầu [tex]W_{0}=1000eV[/tex] bay vào khoảng chính giũa hai bản của 1 tụ điện phẳng theo phương song song với hai bản tụ . Hiệu điện thế giữa hai bản là [tex]U=40V[/tex] ,khoảng cách giữa hai bản [tex]d=2cm[/tex] , chiều dài bản là [tex]l=10cm[/tex] . Bỏ qua tác dụng của trọng lực . Tính độ lệch h của điện tử khi ra khỏi tụ và động năng của điện tử khi ra khỏi tụ
Trước tiên em tính vận tốc của điện tử khi mới bay vào chính giữa hai bản.[tex]W_{d}=\frac{1}{2}.m.v^{2}\Rightarrow v=\sqrt{\frac{2W_{d}}{m}}=\sqrt{\frac{2.1000.1,6.10^{-19}}{9,1.10^{-31}}}=1,875.10^{7}m/s[/tex]
Khi điện tử bay vào trong điện trường nó sẽ chịu tác dụng của lực điện trường:[tex]F=\left|q \right|.E=\left|e \right|.\frac{U}{d}=1,6.10^{-19}\frac{40}{0,02}=3,2.10^{-16}N[/tex]
Lúc này chuyển động của điện tử tương tự chuyển động ném ngang. Chuyển động của điện tử có thể phân ra hai thành phần 1 là song song với hai bản, 2 là vuông góc với bề mặt hai bản.
Thời gian để điện tử bay khỏi bản là:[tex]t=\frac{l}{v}=\frac{0,1}{1,875.10^{7}}=5,3.10^{-9}s[/tex]
Xét theo phương vuông góc với bản thì độ lệch sẽ là [tex]h=\frac{1}{2}.at^{2}=\frac{F}{2.m}.t^{2}=\frac{3,2.10^{-16}}{2.9,1.10^{-31}}.\left(5,3.10^{-9} \right)^{2}=4,9.10^{-3}m=4,9mm[/tex]
Vận tốc theo phương vuông góc với bản tụ là [tex]v'=a.t=1,86.10^{7}m/s[/tex]
Động năng của điện tử ra khỏi bản là:[tex]W_{d}=\frac{1}{2}m.\left(v^{2}+v'^{2} \right)=\frac{1}{2}.9,1.10^{-31}\left[\left(1,875.10^{7} \right)^{2}+\left(1,86.10^{7} \right)^{2} \right]=3,17.10^{-16}J=1983,58eV[/tex]