Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : thutu 11:17:32 PM Ngày 27 March, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=14843



: thắc mắc bài phóng xạ
: thutu 11:17:32 PM Ngày 27 March, 2013
bài này dùng công thức gần đúng, nhưng theo mình thời gian 5 phút đâu có quá nhỏ so với 2,6h?bao nhiêu là có thể gọi là t<<T?

http://cunghocvatly.violet.vn/present/show/entry_id/5872178


: Trả lời: thắc mắc bài phóng xạ
: Điền Quang 11:54:14 PM Ngày 27 March, 2013
Chúng tôi nghĩ có lẽ thầy/cô nên đăng nội dung bài lên, thay vì đưa một đường link như vậy.


: Trả lời: thắc mắc bài phóng xạ
: thutu 11:16:07 AM Ngày 28 March, 2013
xin lỗi vì không dán qua được, mong thầy thông cảm


: Trả lời: thắc mắc bài phóng xạ
: thutu 11:25:54 AM Ngày 28 March, 2013
bài này có trên mạng cũng lâu, cứ truyền nhau là bài toán hay và khó trong học sinh, nhưng chẳng thấy ai thắc mắc cách áp dụng công thúc gần đúng trong trường hợp này liệu có đúng không?


: Trả lời: thắc mắc bài phóng xạ
: kientri88 07:16:45 PM Ngày 28 March, 2013

Câu 47. Đồng vị   phóng xạ 14Si41 có phóng xạ bêta trừ. Một mẫu phóng xạ 14Si41   ban đầu trong thời gian 5 phút có 190 nguyên tử bị phân rã nhưng sau 3 giờ trong thời gian 1 phút có 17 nguyên tử bị phân rã. Xác định chu kì bán rã của chất đó.
   A. 2,5 h.         B. 2,6 h.      C. 2,7 h.      D. 2,8 h.
*Trong 1 phút đầu : có 190/5 =38 nguyên tử bị phân rã.
  [tex]\Rightarrow[/tex] H1= 38 ph rã/phút
* Sau 3 h: H2= 17 ph rã/phút.
* mà H2= H1/2[tex]^{t/T}[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] 2[tex]^{t/T}[/tex]= 38/17   vớ t = 3 h.
[tex]\Rightarrow[/tex] T = 2,585 h.






 


: Trả lời: thắc mắc bài phóng xạ
: thutu 09:16:47 PM Ngày 28 March, 2013
 cách trên chỉ đúng khi t<<T, vì trong 5 phút của giai đoạn sau,phút thứ 1 và phút thứ 5 chắc gì số hạt phân rã bằng nhau.?