Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=14669 : Vật lí hạt nhân : Nguyễn Hoàng Thành 10:57:50 PM Ngày 19 March, 2013 Nhờ thầy cô giúp em bài tập này em làm không ra đáp án giống:
Một hạt [tex]\alpha[/tex] có động năng 2,43MeV đến đập vào hạt nhân [tex]^{14}_{7}N[/tex] đứng yên và gây ra phản ứng [tex]\alpha + ^{14}_{7}N \rightarrow ^{1}_{1}p + X[/tex]. Cho khối lượng của các hạt nhân : [tex]m_\alpha = 4,0015 u[/tex]; [tex]m_p = 1,0073u[/tex]; [tex]m_N = 13,9992u[/tex]; [tex]m_X = 16,9947u[/tex]; 931,5 MeV/[tex]c^2[/tex]. Giả sử hai hạt sinh ra có cùng độ lớn vận tốc thì động năng của p sau va chạm là ? A. 0,068 MeV B. 1,12 MeV C. 6,1 MeV D. 2,22 MeV : Trả lời: Vật lí hạt nhân : Quang Dương 07:10:52 AM Ngày 20 March, 2013 Nhờ thầy cô giúp em bài tập này em làm không ra đáp án giống: Hướng dẫn : Một hạt [tex]\alpha[/tex] có động năng 2,43MeV đến đập vào hạt nhân [tex]^{14}_{7}N[/tex] đứng yên và gây ra phản ứng [tex]\alpha + ^{14}_{7}N \rightarrow ^{1}_{1}p + X[/tex]. Cho khối lượng của các hạt nhân : [tex]m_\alpha = 4,0015 u[/tex]; [tex]m_p = 1,0073u[/tex]; [tex]m_N = 13,9992u[/tex]; [tex]m_X = 16,9947u[/tex]; 931,5 MeV/[tex]c^2[/tex]. Giả sử hai hạt sinh ra có cùng độ lớn vận tốc thì động năng của p sau va chạm là ? A. 0,068 MeV B. 1,12 MeV C. 6,1 MeV D. 2,22 MeV Từ giả thiết : hai hạt sinh ra có cùng độ lớn vận tốc nên ta có : [tex]\frac{K_{X}}{K_{p}} = \frac{m_{X}}{m_{p}} [/tex] [tex]\Rightarrow m_{p} K_{X} - m_{X} K_{p} = 0[/tex] Mặt khác theo định luật bảo toàn năng lượng toàn phần ta có : [tex]K_{\alpha } + m_{t}c^{2} = K_{X} + K_{p} + m_{s}c^{2}[/tex] [tex]\Rightarrow K_{X} + K_{p} = ( m_{t} - m_{s} )c^{2} + K_{\alpha }[/tex] Đến đây ta có hệ hai phương trình hai ẩn , thay số và bấm máy . Chúc em thành công ! : Trả lời: Vật lí hạt nhân : tvhung 11:59:23 PM Ngày 20 March, 2013 đáp án A đúng k thầy
|