Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=14427 : Một câu lượng tử ánh sáng : JoseMourinho 09:17:27 AM Ngày 09 March, 2013 Nguyên tử hidro bị kích thích do chiếu xạ và electron của nguyên tử đã chuyển từ quỹ đạo K lên M. Sau khi ngừng chiếu xạ nguyên tử hidro phát xạ thứ cấp. Phổ xạ này gồm?
ĐA là Hai vạch của dãy laimen và một vạch của dãy banman Nhưng đề hỏi là nguyên tử chứ không hỏi là đám hidro. Suy ra có 1 vạch laimen,1 vạch banmen(Câu tương tự như thế này em cũng đã đọc 1 lần ở thuvienvatly) : Trả lời: Một câu lượng tử ánh sáng : EL_DHVD 12:28:40 PM Ngày 09 March, 2013 Nguyên tử hidro bị kích thích do chiếu xạ và electron của nguyên tử đã chuyển từ quỹ đạo K lên M. Sau khi ngừng chiếu xạ nguyên tử hidro phát xạ thứ cấp. Phổ xạ này gồm? ĐA là Hai vạch của dãy laimen và một vạch của dãy banman Nhưng đề hỏi là nguyên tử chứ không hỏi là đám hidro. Suy ra có 1 vạch laimen,1 vạch banmen(Câu tương tự như thế này em cũng đã đọc 1 lần ở thuvienvatly) Thuyết Bo dùng cho nguyên tử chứ đâu chỉ riêng nguyên tử Hidro . Bình thường , nguyên tử ở trạng thái dừng có mức năng lượng thấp nhất . Khi hấp thụ năng lượng nguyên tử chuyển lên tráng thái dừng cao hơn . Sau đó nguyên tử chuyển về các trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn . từ mức 3 về mức 1 thì phát ra 3 bức xạ lamda32 , lamda21, lamda31 . => đáp án đúng rồi mà : Trả lời: Một câu lượng tử ánh sáng : JoseMourinho 02:08:59 PM Ngày 09 March, 2013 Ở "tiến tới đề thi 2012" có câu:
Câu 10: Một nguyên tử Hydro khi bị kích thích nhảy lên mức kích thức kích thích thứ 4 thì nguyên tử này phát ra tối đa bao nhiêu vạch quang phổ hydro. A. 6 B. 3 C. 10 D. 4 Mình nghĩ câu hỏi này giống câu của mình nên mình mới thắc mắc ấy mà. Chứ nếu không đọc câu hỏi trên bao giờ thì mình cũng chọn 2 laiman 1 banman như bạn thôi. : Trả lời: Một câu lượng tử ánh sáng : EL_DHVD 07:25:55 PM Ngày 09 March, 2013 Bình thường , nguyên tử ở trạng thái " dừng " có năng lượng thấp nhất , vậy n lúc này không lẽ bằng 0 hả bạn ???
. Lúc này n=1 . vậy khi lên trạng thái kích thích thứ 4 , n = 5 Áp dụng công thức ; tính dãy Laiman phát ra : n -1 vạch banme n - 2 ............ Tổng số vạch là S = n. (n-1)/2 : Trả lời: Một câu lượng tử ánh sáng : JoseMourinho 10:10:00 PM Ngày 09 March, 2013 Đề cho "một nguyên tử" tức là nhảy từ O->N rồi thì nó nhảy tiếp từ N->M .......(không còn nguyên tử nào để nhảy từ O->M nữa) => tối đa có 4 vạch. Còn cái công thức đó là khi đề cho rất nhiều nguyên tử.
: Trả lời: Một câu lượng tử ánh sáng : EL_DHVD 10:23:14 PM Ngày 09 March, 2013 Tớ nói là bắt đầu từ K mà chứ có phải bắt đầu từ O đâu ! Công thức kia thì có vấn đề thật , trong trường hợp này ko sử dụng đc .
|