Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : sp3cial.one.95 11:25:14 PM Ngày 27 December, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=13379



: Sử dụng giản đồ Vecto giải toán điện xoay chiều
: sp3cial.one.95 11:25:14 PM Ngày 27 December, 2012
Ai có kinh nghiệm giải toán điện xoay chiều cho mình hỏi.Giản đồ vecto là công cụ giải toán xoay chiều hiệu quả.vậy cho mình hỏi khi nào thì dùng giản đồ vecto.trường hợp nào thì dùng dạng chung gốc và trường hợp nào thì dùng dạng ĐẦU ĐUÔI.thêm một điều nữa là nếu cuộn cảm không thuần cảm thì vẽ r như thế nào


: Trả lời: Sử dụng giản đồ Vecto giải toán điện xoay chiều
: huyenbap28 08:30:22 AM Ngày 28 December, 2012

-Để giải 1 bài tập điện xoay chiều,ta phải biết phối hợp nhịp nhàng giữa các phương pháp:
   +Giải bằng máy tính
   +Bằng phương pháp đại số :  dựa vào các định luật,tính chất của mạch điện xoay chiều để xây dựng phương trình,hệ phương trình chưa đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm
   +Bằng giản đồ vecto : sử dụng hình học phẳng
-Phương pháp giản đồ vecto có 2 loại:
   +Vẽ các vecto nối tiếp- phương pháp vecto trượt
   +Vẽ các vecto chung gốc- phương pháp vecto buộc
-Trong nhiều trường hợp sử dụng vecto chung gốc nhanh hơn,trường hợp sử dụng vecto nối tơ nối tiếp dễ nhìn hình hơn
-Sử dụng phương pháp giản đồ vecto khi:
   +Bài toán lên quan đến công suất hoặc hệ số công suất
   +Bài toán liên quan đến độ lệch pha giữa các pha giữa các U của các đọan mạch hoặc giữa các I với nhau
   +Bài toán lên quan đến cực trị
-Đứng trước 1 bài điện xoay chiều,chúng ta sẽ thường băn khoăn không biết nên lựa chọn phương pháp vecto buộc hay phương pháp vecto trượt.Dưới đây là 1 vài kinh nghiệm khi làm bài:
   +Sử dụng vecto buộc (chung gốc):   
        +)R nằm giữa C và L
        +)Điện áp đã cho đặt vắt chéo lệch pha n/2 hoặc lệch pha bất kì
   +Sử dụng phương pháp vecto trượt (nối tiếp) :
        +)Cho nhiều giá trị U liên tiếp trong mạch ,không bắt chéo nhau
        +)Liên quan (cho và tìm) độ lệch pha giữa điện áp đầu ạch này và điện áp đầu mạch khác
-Nhược điểm của phương pháp vecto buộc (chung gốc) :
        +)Do có nhiều phần tử trong mạch nên trong nhiều trường hợp các vecto sẽ chồng chéo lên nhau,
        +)khó gọi tên tam giác:vì tam giác trong giản đồ và trong mạch điện khác nhau
-Trong từng trường hợp nhất định ,mối phương pháp sẽ phát huy lợi ích của nó.Nhưng trong phòng thì ,do  giới hạn về mặt thời gian nên chúng ta phải tìm cho mình cách giải nhanh và chính xác nhất.
Còn trong trường hợp cuộn dây không thuần cảm,tức có thêm r,bạn cứ vẽ cùng phương,cùng hướng với vectơ UR
Tùy theo dũ kiện đề bài ta tổng hợp các vectơ cho hợp lý
Đó là những kinh nghiệm của mình khi làm bài,hy vọng sẽ giúp được bạn ^^


: Trả lời: Sử dụng giản đồ Vecto giải toán điện xoay chiều
: sp3cial.one.95 09:09:02 PM Ngày 28 December, 2012
Nếu cho mạch RLC, cuộn dây không thuần cảm thì giả sử dùng vecto buộc sẽ giải nhanh hơn.vậy thì sẽ vẽ r như thế nào bạn.R =>r =>L=>C hay R =>L=>r=>C bạn


: Trả lời: Sử dụng giản đồ Vecto giải toán điện xoay chiều
: huyenbap28 09:24:32 PM Ngày 28 December, 2012
Sử dụng vecto buộc là vecto chung gốc,bạn cứ biểu diễn bình thường,theo quy tắc UL hướng lên trên,UC hươngs xuống dưới,các vecto phải chung gốc,vecto UR và Ur cùng phương,cùng hướng,và độ lớn của Ur nhỏ hơn UR
còn trong trường hợp bài toán giải theo phương pháp vecto trượt ta vẽ UR ->UL->Ur->UC
các vecto nối tiếp nhau