Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=13224 : Giúp em giải bài tập phần cơ : thoaithoai 09:15:25 PM Ngày 14 December, 2012 Bài 1:Treo 1 con lắc đơn có khối lượng m=2kg vào trần của 1 toa xe lửa. Biết xe chuyển động ngang với gia tốc a và dây treo con lắc hợp với phương thẳng đứng 1 góc α=45 độ. Tính ra tốc chuyển động a của xe lửa. và lực căng dây của dây treo.
Bài 2: Một người có khối lượng m=6kg đứng yên trong thang máy. Lấy g= 10m/s2. Hãy tính lực nén của người lên thang nếu : a. Thang chuyển động lên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2 b. Thang chuyển động xuống nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2 c. Thang chuyển động xuống chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2 Bài 3: Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 5m, dài 10m. Hỏi vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang được quãng đường bao nhiêu sau khi xuống hết mặt phẳng nghiêng. Biết hệ số ma sát giữa vật vs mặt phẳng nghiêng và vs mặt phẳng ngang là 0.2. Lấy g= 10m/s2 Bài 4: Một sợ dây thép có thể giữ yên được một trong vật có khối lượng lớn đến 450kg. Dùng dây để kéo một trọng vật khác có khối lượng 400kg lên cao. Lấy g =10m/s2 . Hỏi gia tốc lớn nhất mà vật có thể có để dây không bị đứt. Bài 5: Một vật có khối lượng 6kg được đặt trên một mặt phẳng nghiêng α = 30 độ. Tác dụng vào vật 1 lực F=48N song song với mặt phẳng nghiêng. Vật chuyển động lên trên nhanh dần đều. Hãy tìm gia tốc của chuyển động và quãng đường vật đi được sau thời gian 2s. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0.3. Lấy G = 10m/s2. : Trả lời: Giúp em giải bài tập phần cơ : Nguyễn Tấn Đạt 09:25:04 AM Ngày 15 December, 2012 Bài 5: Một vật có khối lượng 6kg được đặt trên một mặt phẳng nghiêng α = 30 độ. Tác dụng vào vật 1 lực F=48N song song với mặt phẳng nghiêng. Vật chuyển động lên trên nhanh dần đều. Hãy tìm gia tốc của chuyển động và quãng đường vật đi được sau thời gian 2s. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0.3. Lấy G = 10m/s2. Định luật II Newton: [tex]\vec{F}+\vec{F_m_s}+\vec{P}+\vec{N}=m\vec{a}[/tex] Chọn Ox song song mpn và hướng lên theo chiều chuyển động, Oy vuông góc mpn ( hướng lên) Ox: [tex]F-F_m_s-Psin\alpha =ma[/tex] (1) Oy: [tex]N-Pcos\alpha =0[/tex] (2) [tex]F_m_s=\mu N=\mu mgcos\alpha[/tex] (3) Kết hợp 3 phương trình tìm được a, quãng đường [tex]S=\frac{1}{2}at^2[/tex] : Trả lời: Giúp em giải bài tập phần cơ : Nguyễn Tấn Đạt 09:34:19 AM Ngày 15 December, 2012 Bài 4: Một sợ dây thép có thể giữ yên được một trong vật có khối lượng lớn đến 450kg. Dùng dây để kéo một trọng vật khác có khối lượng 400kg lên cao. Lấy g =10m/s2 . Hỏi gia tốc lớn nhất mà vật có thể có để dây không bị đứt. Dây không đứt thì lực căng [tex]T\leq 450g[/tex] Khi kéo vật, chọn chiều dương theo chiều chuyển động lên ( thẳng đứng!) : T - mg = ma => T = ma + mg vậy [tex]ma+mg\leq 450g=>a\leq 1,25m/s^2=>a_m_a_x=1,25m/s^2[/tex] : Trả lời: Giúp em giải bài tập phần cơ : Trịnh Minh Hiệp 11:47:24 AM Ngày 15 December, 2012 Bài 1:Treo 1 con lắc đơn có khối lượng m=2kg vào trần của 1 toa xe lửa. Biết xe chuyển động ngang với gia tốc a và dây treo con lắc hợp với phương thẳng đứng 1 góc α=45 độ. Tính ra tốc chuyển động a của xe lửa. và lực căng dây của dây treo. HD: Em xem HD ở dưới: Trả lời: Giúp em giải bài tập phần cơ : Trịnh Minh Hiệp 11:57:14 AM Ngày 15 December, 2012 Bài 2: Một người có khối lượng m=6kg đứng yên trong thang máy. Lấy g= 10m/s2. Hãy tính lực nén của người lên thang nếu : HD: Em gắn người vào hệ quy chiếu là thang máy, thì trong thang máy người đứng yên, nhưng do thang máy chuyển động với gia tốc a nên người a. Thang chuyển động lên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2 b. Thang chuyển động xuống nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2 c. Thang chuyển động xuống chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2 sẽ chịu tác dụng của lực quán tính có độ lớn F = ma nhưng có chiều ngược chiều gia tốc a + Viết định luật II: [tex]\vec{P}+\vec{F_{qt}}+\vec{N}=0[/tex]. Chiếu lên chiều dương (chiều chuyển động) suy ra ... + Phản lực N bằng lực nén Q TH câu a: Q = mg + ma = 72N TH câu b: Q = mg - ma = 48 N TH câu c: Q = mg + ma = 72 N : Trả lời: Giúp em giải bài tập phần cơ : Trịnh Minh Hiệp 12:00:25 PM Ngày 15 December, 2012 Bài 3: Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 5m, dài 10m. Hỏi vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang được quãng đường bao nhiêu sau khi xuống hết mặt phẳng nghiêng. Biết hệ số ma sát giữa vật vs mặt phẳng nghiêng và vs mặt phẳng ngang là 0.2. Lấy g= 10m/s2 HD: Xem HD dưới |