Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12834 : 3 bài giao thoa ánh sáng cần nhờ các bạn và thầy cô giúp ạ : handsome_N.A 08:43:18 PM Ngày 14 November, 2012 Câu 1: Trong một thí nghiệm Y-âng, hai khe F1 và F2 cách nhau một khoảng a = 1,8 mm. Hệ vân được quan sát qua một kính lúp có tiêu cự f = 2 cm trong đó có một thước đo cho phép ta đo chính xác các khoảng vân chính xác tới 0,01 mm. Người quan sát ở trạng thái không điều tiết, mắt không có tật. Ban đầu người ta đo được 16 khoảng vân và được giá trị 2,4 mm. Dịch chuyển kính lúp ra xa thêm 30 cm cho khoảng vân rộng thêm thì đo được 12 khoảng vân và được giá trị là 2,88 mm. Khoảng cách ban đầu từ mặt phẳng chứa hai khe đến kính và bước sóng của bức xạ có giá trị lần lượt là:
A. 52 cm và 0,54 [tex]\mu m[/tex] B. 48 cm và [tex]0,54\mu m[/tex] C. 50cm và[tex]0,54\mu m[/tex] D. 82 cm và [tex]0,54\mu m[/tex] Câu 2: Trong thí nghiệm Y-âng, hai khe F1 và F2 cách nhau một khoảng a = 1mm, khe F được chiếu bởi nguồn bức xạ tử ngoại, bước sóng 360nm. Một tấm giấy ảnh trắng đặt song song với 2 khe, cách chúng 1,5 m. Sau khi tráng lên giấy người ta thu được hệ vân giao thoa gồm các vạch thẳng, đen, trắng xen kẽ. Xác định vị trí của vạch đen thứ tư tính từ vạch trung tâm : A. 0,54 mm. B. 1,62 mm. C. 2,16 mm D. 1,89 mm. Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng hai khe F1, F2 cách nhau một khoảng a = 3mm, khe F được chiếu sáng bởi nguồn phát bức xạ tử ngoại đơn sắc. Một tấm phim ảnh đặt song song với hai khe, cách chúng một khoảng D = 45cm. Sau khi tráng phim, ta trông thấy trên phim có một loạt vạch đen song song, cách đều nhau. Đo khoảng cách từ vạch thứ nhất đến vạch thứ 37 bên trái nó, ta được giá trị 1,39 mm. Bước sóng của bức xạ là: A. [tex]0,244\mu m[/tex] B. [tex]0,240\mu m[/tex] C.[tex]0,257\mu m[/tex] D.[tex]0,250\mu m[/tex] : Trả lời: 3 bài giao thoa ánh sáng cần nhờ các bạn và thầy cô giúp ạ : Nguyễn Tấn Đạt 09:43:05 AM Ngày 22 November, 2012 Câu 1: Trong một thí nghiệm Y-âng, hai khe F1 và F2 cách nhau một khoảng a = 1,8 mm. Hệ vân được quan sát qua một kính lúp có tiêu cự f = 2 cm trong đó có một thước đo cho phép ta đo chính xác các khoảng vân chính xác tới 0,01 mm. Người quan sát ở trạng thái không điều tiết, mắt không có tật. Ban đầu người ta đo được 16 khoảng vân và được giá trị 2,4 mm. Dịch chuyển kính lúp ra xa thêm 30 cm cho khoảng vân rộng thêm thì đo được 12 khoảng vân và được giá trị là 2,88 mm. Khoảng cách ban đầu từ mặt phẳng chứa hai khe đến kính và bước sóng của bức xạ có giá trị lần lượt là: Kính lúp đặt ở đâu vậy bạn, đứng ngoài cằm kính lúp quan sát thí nghiệm hay sao?A. 52 cm và 0,54 [tex]\mu m[/tex] B. 48 cm và [tex]0,54\mu m[/tex] C. 50cm và[tex]0,54\mu m[/tex] D. 82 cm và [tex]0,54\mu m[/tex] : Trả lời: 3 bài giao thoa ánh sáng cần nhờ các bạn và thầy cô giúp ạ : Nguyễn Tấn Đạt 09:47:43 AM Ngày 22 November, 2012 Câu 2: Trong thí nghiệm Y-âng, hai khe F1 và F2 cách nhau một khoảng a = 1mm, khe F được chiếu bởi nguồn bức xạ tử ngoại, bước sóng 360nm. Một tấm giấy ảnh trắng đặt song song với 2 khe, cách chúng 1,5 m. Sau khi tráng lên giấy người ta thu được hệ vân giao thoa gồm các vạch thẳng, đen, trắng xen kẽ. Xác định vị trí của vạch đen thứ tư tính từ vạch trung tâm : A. 0,54 mm. B. 1,62 mm. C. 2,16 mm D. 1,89 mm. Vị trí vạch đen trên phim tương ứng "vân sáng" trên màn, bài tập này dùng tử ngoại nên không quan sát được thí nghiệm bằng mắt, dùng phim để nhận biết vị trí có bức xạ tử ngoại, nên vạch đen là nơi có tử ngoại chiếu vào [tex]x=k\frac{\lambda D}{a}=2,16mm[/tex], với k=4. : Trả lời: 3 bài giao thoa ánh sáng cần nhờ các bạn và thầy cô giúp ạ : Nguyễn Tấn Đạt 09:52:07 AM Ngày 22 November, 2012 Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng hai khe F1, F2 cách nhau một khoảng a = 3mm, khe F được chiếu sáng bởi nguồn phát bức xạ tử ngoại đơn sắc. Một tấm phim ảnh đặt song song với hai khe, cách chúng một khoảng D = 45cm. Sau khi tráng phim, ta trông thấy trên phim có một loạt vạch đen song song, cách đều nhau. Đo khoảng cách từ vạch thứ nhất đến vạch thứ 37 bên trái nó, ta được giá trị 1,39 mm. Bước sóng của bức xạ là: A. [tex]0,244\mu m[/tex] B. [tex]0,240\mu m[/tex] C.[tex]0,257\mu m[/tex] D.[tex]0,250\mu m[/tex] Tương tự bài 2, vạch đen là vị trí có tử ngoại chiếu vào ta có: 36i=1,39mm => i => lamda = 0,257 micromet |