Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : acciolovelumos 08:23:21 PM Ngày 07 November, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12741



: Bài r-l-c với omega biến thiên khó
: acciolovelumos 08:23:21 PM Ngày 07 November, 2012
ĐỀ:
một mạch rlc không phân nhánh gồm một nguồn điện có tần số thay đổi được
với tần số f=60hz hệ số công suất đạt cực đại
với tần số f=120hz hệ số công suất nhấn giá trị 0.707
hỏi với tần số f=90hz hệ số công suất nhấn giá trị bằng:
A. 0.872 B. 0.486 C. 0.625 D 0.781
mong sớm nhận được sự giúp đỡ


: Trả lời: Bài r-l-c với omega biến thiên khó
: Quang Dương 08:54:33 PM Ngày 07 November, 2012
ĐỀ:
một mạch rlc không phân nhánh gồm một nguồn điện có tần số thay đổi được
với tần số f=60hz hệ số công suất đạt cực đại
với tần số f=120hz hệ số công suất nhấn giá trị 0.707
hỏi với tần số f=90hz hệ số công suất nhấn giá trị bằng:
A. 0.872 B. 0.486 C. 0.625 D 0.781
mong sớm nhận được sự giúp đỡ

Với tần số f1 , hệ số công suất đạt cực đại nghĩa là mạch cộng hưởng ZL = ZC

Với tần số f2 , ta có Z'L = 2ZL > Z'C = ZC/2. Theo giả thiết [tex]cos\varphi = \sqrt{2}/2 \Rightarrow \varphi = \pi /4[/tex]

[tex]\Rightarrow tg\varphi = 1 = \frac{2Z_{L}-Z_{L}/2}{R}\Rightarrow R = \frac{3Z_{L}}{2}[/tex]

Với tần số f3 ta có Z"L = 3ZL/2 = R ; Z"C = 2ZC/3 = 4R/9. Thay vào công thức em sẽ tính được cosphi. ( Có khách nên tạm dừng )


: Trả lời: Bài r-l-c với omega biến thiên khó
: Hà Văn Thạnh 10:56:22 PM Ngày 07 November, 2012
ĐỀ:
một mạch rlc không phân nhánh gồm một nguồn điện có tần số thay đổi được
với tần số f=60hz hệ số công suất đạt cực đại
với tần số f=120hz hệ số công suất nhấn giá trị 0.707
hỏi với tần số f=90hz hệ số công suất nhấn giá trị bằng:
A. 0.872 B. 0.486 C. 0.625 D 0.781
mong sớm nhận được sự giúp đỡ
cách khác nhé.
Th1: [tex]\omega^2 = \frac{1}{LC} (ZL=ZC)[/tex]
Th2: [tex]f > 60 ==> ZL>ZC ==> tan(\varphi)=1 =\frac{L\omega_1-\frac{1}{C\omega_1}}{R}=\frac{LC\omega_1^2-1}{RC\omega_1}[/tex]
Th3 : [tex]tan(\varphi_2)=\frac{L\omega_2-\frac{1}{C\omega_2}}{R}=\frac{LC\omega_2^2-1}{RC\omega_2}[/tex]
==>[tex]\frac{tan(\varphi_2)}{1}=\frac{\omega_1}{\omega_2}.\frac{LC\omega_2^2-1}{LC\omega_1^2-1}[/tex]
==> [tex]tan(\varphi_2)=\frac{\frac{f_2^2}{f^2}-1}{\frac{f_1^2}{f^2}-1}.\frac{f_1}{f_2}=5/9[/tex]
==> [tex]cos(\varphi_2)=0,874[/tex]


: Trả lời: Bài r-l-c với omega biến thiên khó
: havang1895 11:44:14 PM Ngày 07 November, 2012
ĐỀ:
một mạch rlc không phân nhánh gồm một nguồn điện có tần số thay đổi được
với tần số f=60hz hệ số công suất đạt cực đại
với tần số f=120hz hệ số công suất nhấn giá trị 0.707
hỏi với tần số f=90hz hệ số công suất nhấn giá trị bằng:
A. 0.872 B. 0.486 C. 0.625 D 0.781
mong sớm nhận được sự giúp đỡ

Giải theo công thức thì đúng rồi, nhưng để giải quyết bài toán này trong 1,5 phút theo đề trắc nghiệm thì cách giải đó không hiệu quả. Tôi đề xuất các giải nhanh như sau
Cho f = 60, thì ZL = 30, ZC = 30 (Các bạn có thể chọn cặp số tùy ý để tiện cho tính toán mà không mất tính tổng quát)
f = 120, ZL = 60, ZC = 15 --> ZLC = 45 = R
f = 90, ZL = 45, ZC = 20, ZLC = 25, Z = 5.căn(106) --> cos(phi) = 9/căn(106) = 0,874


: Trả lời: Bài r-l-c với omega biến thiên khó
: phungnam0210 12:57:00 AM Ngày 16 May, 2013
Giải theo công thức thì đúng rồi, nhưng để giải quyết bài toán này trong 1,5 phút theo đề trắc nghiệm thì cách giải đó không hiệu quả. Tôi đề xuất các giải nhanh như sau
Cho f = 60, thì ZL = 30, ZC = 30 (Các bạn có thể chọn cặp số tùy ý để tiện cho tính toán mà không mất tính tổng quát)
f = 120, ZL = 60, ZC = 15 --> ZLC = 45 = R
f = 90, ZL = 45, ZC = 20, ZLC = 25, Z = 5.căn(106) --> cos(phi) = 9/căn(106) = 0,874
[/quote]

cho e hỏi cách chọn tùy ý này lấy cơ sở từ đâu mà chọn được giá trị của ZL,ZC


: Trả lời: Bài r-l-c với omega biến thiên khó
: havang1895 01:49:53 PM Ngày 16 May, 2013
Giải theo công thức thì đúng rồi, nhưng để giải quyết bài toán này trong 1,5 phút theo đề trắc nghiệm thì cách giải đó không hiệu quả. Tôi đề xuất các giải nhanh như sau
Cho f = 60, thì ZL = 30, ZC = 30 (Các bạn có thể chọn cặp số tùy ý để tiện cho tính toán mà không mất tính tổng quát)
f = 120, ZL = 60, ZC = 15 --> ZLC = 45 = R
f = 90, ZL = 45, ZC = 20, ZLC = 25, Z = 5.căn(106) --> cos(phi) = 9/căn(106) = 0,874

cho e hỏi cách chọn tùy ý này lấy cơ sở từ đâu mà chọn được giá trị của ZL,ZC
[/quote]

em thích chọn giá trị bao nhiêu cũng được, tùy ý em vì tất cả đều tính theo tỉ lệ. Nhưng chọn sao cho các số chẵn, dề tính toán là được