Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=11120 : Bài tập về điện tích.[GIÚP ĐỠ] : Alexman113 08:13:23 PM Ngày 15 July, 2012 Cho ba điện tích điểm [TEX]q_1=q_2=q_3=+q[/tex] đặt tại ba đỉnh của một tam giác đều [tex]ABC[/tex] có cạnh [tex]a[/tex] trong không khí. Phải chọn điện tích [tex]q_o[/tex] như thế nào và đặt ở đâu để cả hệ cân bằng? Xét hai trường hợp:
a) Ba điện tích điểm [TEX]q_1=q_2=q_3=+q[/tex] được giữ cố định. b) Ba điện tích điểm [TEX]q_1=q_2=q_3=+q[/tex] để tự do. Các thầy cô và anh chị giúp em với ạ, cho em xin cái hình luôn thể, em xin cảm ơn. : Trả lời: Bài tập về điện tích.[GIÚP ĐỠ] : Đậu Nam Thành 10:48:49 PM Ngày 15 July, 2012 Cho ba điện tích điểm [TEX]q_1=q_2=q_3=+q[/tex] đặt tại ba đỉnh của một tam giác đều [tex]ABC[/tex] có cạnh [tex]a[/tex] trong không khí. Phải chọn điện tích [tex]q_o[/tex] như thế nào và đặt ở đâu để cả hệ cân bằng? Xét hai trường hợp: Alax ơi em chịu khó tìm mấy cuốn sách tham khảo để đọc. Chứ giải chi tiết những bài này cho em và vẽ hình thì nhác lắm.a) Ba điện tích điểm [TEX]q_1=q_2=q_3=+q[/tex] được giữ cố định. b) Ba điện tích điểm [TEX]q_1=q_2=q_3=+q[/tex] để tự do. Các thầy cô và anh chị giúp em với ạ, cho em xin cái hình luôn thể, em xin cảm ơn. Theo thầy em có thể đọc 2 cuốn sau: Bộ sách Giải toán vật lý của thầy Bùi Quang Hân Bộ sách bồi dưỡng HSG Vật lý THPT của thầy Nguyễn Phú Đồng làm chủ biên ( Sách mới ra ) : Trả lời: Bài tập về điện tích.[GIÚP ĐỠ] : Alexman113 01:40:10 AM Ngày 16 July, 2012 Một quả cầu nhỏ khối lượng [tex]m=1,6g[/tex] mang điện tích [tex]q_1=2.10^{-7}\,C[/tex] được treo bằng một dây tơ dài [tex]30cm[/tex]. Đặt ở điểm treo một điện tích [tex]q_2[/tex] thì lực căng của dây giảm đi một nửa. Hỏi [tex]q_2[/tex] có giá trị nào?
Thầy/cô, anh/chị giúp em thêm bài này nữa ạ. Em cảm ơn. : Trả lời: Bài tập về điện tích.[GIÚP ĐỠ] : Đậu Nam Thành 12:27:18 PM Ngày 16 July, 2012 Một quả cầu nhỏ khối lượng [tex]m=1,6g[/tex] mang điện tích [tex]q_1=2.10^{-7}\,C[/tex] được treo bằng một dây tơ dài [tex]30cm[/tex]. Đặt ở điểm treo một điện tích [tex]q_2[/tex] thì lực căng của dây giảm đi một nửa. Hỏi [tex]q_2[/tex] có giá trị nào? Khi không có điện tích q2 thì lực căng: T = mgThầy/cô, anh/chị giúp em thêm bài này nữa ạ. Em cảm ơn. khi có điện tích q2, lực căng giảm. suy ra lực tương tác giữa hai điện tích q1 va q2 là lực hút culong hướng lên ( q2 trái dấu với q1). Ta có: Fđ + T' = P <-> Fđ + T/2 = P -> Fđ = P - T/2 = mg - mg/2 = mg/2 mà: Fđ =k.trị tuyệt đối(q1.q2)/er^2 =>k.trị tuyệt đối(q1.q2)/er^2= mg/2 ->q2 =? : Trả lời: Bài tập về điện tích.[GIÚP ĐỠ] : Alexman113 01:18:09 AM Ngày 20 July, 2012 Nhờ mọi người giúp đỡ em ạ.
1/ Ba điện tích [tex]q_1=2.10^{-8}\,C,\,q_2=-4.10^{-8}\,C,\,q_3=8.10^{-8}\,C[/tex] đặt tại ba điểm [tex]A,\,B,\,C[/tex] trên đường thẳng [tex]XX'[/tex] theo thứ tự có [tex]AB=20cm,\,AC=60cm[/tex]. Hỏi phải đặt điện tích [tex]q_0[/tex] ở đâu trên [tex]XX'[/tex] để [tex]q_0[/tex] cân bằng? 2/ Ba điện tích [tex]q_1=q_2=q_3=q>0[/tex] đặt tại ba đỉnh [tex]A,\,B,\,C[/tex] của hình vuông cạnh [tex]a[/tex], điện tích [tex]q_0=-q[/tex] đặt tại đỉnh [tex]D[/tex]. a) Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên [tex]q_0[/tex] b) Phải thay đổi [tex]q_2[/tex] đặt ở [tex]B[/tex] như thế nào để [tex]q_0[/tex] cân bằng. : Trả lời: Bài tập về điện tích.[GIÚP ĐỠ] : Quang Dương 07:08:57 AM Ngày 20 July, 2012 Nhờ mọi người giúp đỡ em ạ. 1/ Ba điện tích [tex]q_1=2.10^{-8}\,C,\,q_2=-4.10^{-8}\,C,\,q_3=8.10^{-8}\,C[/tex] đặt tại ba điểm [tex]A,\,B,\,C[/tex] trên đường thẳng [tex]XX'[/tex] theo thứ tự có [tex]AB=20cm,\,AC=60cm[/tex]. Hỏi phải đặt điện tích [tex]q_0[/tex] ở đâu trên [tex]XX'[/tex] để [tex]q_0[/tex] cân bằng? Các bài cân bằng lực điện hầu hết dựa vào tổng vecto lực bằng không . Trong bài này ta có :[tex]\vec{F}_{10}+ \vec{F}_{20}+ \vec{F}_{30} = 0[/tex] Ta chia các trường hợp : + q0 nằm bên trái điểm A và cách A một đoạn x . Dù q0 > 0 hay q0 < 0 ta vẫn có : [tex]F_{10} + F_{30} = F_{20} \Leftrightarrow \frac{q_{1}}{x^{2}} + \frac{q_{3}}{(AC+x)^{2}} = \frac{q_{2}}{(AB+x)^{2}}[/tex] Giải phương trình bậc hai ta có x ( loại nghiệm âm ) + q0 nằm trong đoạn AB và cách A một đoạn x . Dù q0 > 0 hay q0 < 0 ta vẫn có : [tex]F_{10} + F_{20} = F_{30} \Leftrightarrow \frac{q_{1}}{x^{2}} + \frac{q_{2}}{(AB - x)^{2}} = \frac{q_{3}}{(AC-x)^{2}}[/tex] loại nghiệm âm và nghiệm dương lớn hơn AB + q0 nằm trong đoạn BC và cách B một đoạn x . Dù q0 > 0 hay q0 < 0 ta vẫn có : [tex]F_{30} + F_{20} = F_{10} \Leftrightarrow \frac{q_{3}}{(BC+x)^{2}} + \frac{q_{2}}{ x^{2}} = \frac{q_{1}}{(AB+x)^{2}}[/tex] loại nghiệm âm và nghiệm dương lớn hơn BC + q0 nằm bên phải điểm C và cách C một đoạn x . Dù q0 > 0 hay q0 < 0 ta vẫn có : [tex]F_{10} + F_{30} = F_{20} \Leftrightarrow \frac{q_{1}}{(AC+x)^{2}} + \frac{q_{3}}{x^{2}} = \frac{q_{2}}{(BC+x)^{2}}[/tex] loại nghiệm âm . Chúc Alexman hoàn thành bài toán này ! : Trả lời: Bài tập về điện tích.[GIÚP ĐỠ] : Quang Dương 07:41:21 AM Ngày 20 July, 2012 Nhờ mọi người giúp đỡ em ạ. Câu a) 2/ Ba điện tích [tex]q_1=q_2=q_3=q>0[/tex] đặt tại ba đỉnh [tex]A,\,B,\,C[/tex] của hình vuông cạnh [tex]a[/tex], điện tích [tex]q_0=-q[/tex] đặt tại đỉnh [tex]D[/tex]. a) Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên [tex]q_0[/tex] b) Phải thay đổi [tex]q_2[/tex] đặt ở [tex]B[/tex] như thế nào để [tex]q_0[/tex] cân bằng. Ta có : [tex]F_{1} = F_{3} = 9.10^{9}\frac{q^{^{2}}}{a^{2}}[/tex] ; [tex]F_{2} = 9.10^{9}\frac{q^{^{2}}}{2a^{2}}[/tex] Hợp lực [tex]\vec{F}_{1} + \vec{F}_{3} = \vec{F}_{13}[/tex] có giá nằm trên đường chéo BD chiều hướng về D ; [tex]\vec{F}_{2}[/tex] cùng phương và ngược chiều với [tex]\vec{F}_{13}[/tex] [tex]F_{2} = \frac{F_{1}}{2}[/tex] ; [tex]F_{13} = F_{1}\sqrt{2}[/tex] Nên hợp lực tác dụng lên q0 có giá nằm trên đường chéo BD chiều hướng về D và có độ lớn : [tex]F = F_{1}(\sqrt{2}-\frac{1}{2})[/tex] Câu b) Để q0 cân bằng [tex]F_{2} = F_{13} = F_{1}\sqrt{2}\Leftrightarrow \frac{|q_{2}|}{2a^{2}} = \frac{q_{1}}{a^{2}}\sqrt{2} \Leftrightarrow |q_{2}| = q_{1}2\sqrt{2}[/tex] Hay : [tex]q_{2} = - q_{1}2\sqrt{2}[/tex] : Trả lời: Bài tập về điện tích.[GIÚP ĐỠ] : Mclaren-Bi 12:21:30 AM Ngày 24 July, 2012 + q0 nằm trong đoạn AB và cách A một đoạn x . Dù q0 > 0 hay q0 < 0 ta vẫn có : Hình như thầy nhầm thì phải ạ: [tex]F_{10} + F_{20} = F_{30} \Leftrightarrow \frac{q_{1}}{x^{2}} + \frac{q_{2}}{(AB - x)^{2}} = \frac{q_{3}}{(AC-x)^{2}}[/tex][tex]F_{10} + F_{20} = F_{30} \Leftrightarrow \frac{q_{1}}{x^{2}} + \frac{q_{2}}{(AB - x)^{2}} = \frac{q_{3}}{(AB-x)^{2}}[/tex] loại nghiệm âm và nghiệm dương lớn hơn AB : Trả lời: Bài tập về điện tích.[GIÚP ĐỠ] : Mclaren-Bi 01:04:04 AM Ngày 24 July, 2012 Thầy Dương ơi hình như đk của bài 1 TH2 là [tex]x\neq AB[/tex] và [tex]x\neq AC[/tex]
TH3 là [tex]x\neq BC[/tex] và [tex]x\neq AB[/tex] đúng không thầy, em nghĩ vậy! |