Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : thienhavosodoi 11:08:40 PM Ngày 25 June, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=10644



: Bài con lắc đơn
: thienhavosodoi 11:08:40 PM Ngày 25 June, 2012
Một con lắc đồng hồ được coi như 1 con lắc đơn có chu kì dao động T=2s , vật nặng có khối lượng m=1kg , dao động tại nơi có g=10m/s .Biên độ qóc dao động lúc đầu là % độ .Do chịu tac dụng của một lực cản không đổi Fc=0,011 (N) nên nó dao động tắt dần.người ta dùng một pin có suất điện động 3V, Q=10^4C  điện trở không đáng kể để bổ sung năng lượng cho con lắc với hiệu suất của qáu trình bổ sung là 25 % .Pin có điện lượng ban đầu .Hỏi đồng hồ chạy được thời gian là bao lâu thì lại phải thay pin?

Giúp em với(em toàn tính ra 90,47 ngaỳ)


: Trả lời: Bài con lắc đơn
: thienhavosodoi 11:15:50 PM Ngày 25 June, 2012
Em bổ xung Biên độ ban đầu của con lắc là 5 độ
Hjx vội wá đánh thiếu


: Trả lời: Bài con lắc đơn
: traugia 01:06:37 AM Ngày 26 June, 2012
Một con lắc đồng hồ được coi như 1 con lắc đơn có chu kì dao động T=2s , vật nặng có khối lượng m=1kg , dao động tại nơi có g=10m/s .Biên độ qóc dao động lúc đầu là % độ .Do chịu tac dụng của một lực cản không đổi Fc=0,011 (N) nên nó dao động tắt dần.người ta dùng một pin có suất điện động 3V, Q=10^4C  điện trở không đáng kể để bổ sung năng lượng cho con lắc với hiệu suất của qáu trình bổ sung là 25 % .Pin có điện lượng ban đầu .Hỏi đồng hồ chạy được thời gian là bao lâu thì lại phải thay pin?

Giúp em với(em toàn tính ra 90,47 ngaỳ)
Năng lượng ban đầu của Pin là : W = 1/2 QE = 1,5.104 J
Do hiệu suất là 25% nên lượng năng lượng thực sự có thể cung cấp nhằm duy trì dao động là:
        Wt = 0,25.1,5.104 = 0,375.104 J
Độ giảm biên độ góc sau mỗi chu kì là: [tex]\Delta \alpha =\frac{4F_{c}}{mg} = 0,0044 rad[/tex]
Vậy sau mỗi chu kì cơ năng của con lắc giảm :
     [tex]\Delta W = \frac{1}{2}mgl(\frac{\pi }{72})^{2} - \frac{1}{2}mgl(\frac{\pi }{72}-0,0044)^{2}=0,001847 J[/tex]
Vậy khoảng thời gian phải thay pin là : [tex]\Delta t= \frac{W_{t}}{\Delta W}T = 4060638,874 s[/tex] = 47 ngày




: Trả lời: Bài con lắc đơn
: thienhavosodoi 12:24:08 PM Ngày 26 June, 2012
Một con lắc đồng hồ được coi như 1 con lắc đơn có chu kì dao động T=2s , vật nặng có khối lượng m=1kg , dao động tại nơi có g=10m/s .Biên độ qóc dao động lúc đầu là % độ .Do chịu tac dụng của một lực cản không đổi Fc=0,011 (N) nên nó dao động tắt dần.người ta dùng một pin có suất điện động 3V, Q=10^4C  điện trở không đáng kể để bổ sung năng lượng cho con lắc với hiệu suất của qáu trình bổ sung là 25 % .Pin có điện lượng ban đầu .Hỏi đồng hồ chạy được thời gian là bao lâu thì lại phải thay pin?

Giúp em với(em toàn tính ra 90,47 ngaỳ)
Năng lượng ban đầu của Pin là : W = 1/2 QE = 1,5.104 J
Do hiệu suất là 25% nên lượng năng lượng thực sự có thể cung cấp nhằm duy trì dao động là:
        Wt = 0,25.1,5.104 = 0,375.104 J
Độ giảm biên độ góc sau mỗi chu kì là: [tex]\Delta \alpha =\frac{4F_{c}}{mg} = 0,0044 rad[/tex]
Vậy sau mỗi chu kì cơ năng của con lắc giảm :
     [tex]\Delta W = \frac{1}{2}mgl(\frac{\pi }{72})^{2} - \frac{1}{2}mgl(\frac{\pi }{72}-0,0044)^{2}=0,001847 J[/tex]
Vậy khoảng thời gian phải thay pin là : [tex]\Delta t= \frac{W_{t}}{\Delta W}T = 4060638,874 s[/tex] = 47 ngày




Năng lượng ban đầu của Pin là : W =  QE chứ ta có W=EIt=QE


: Trả lời: Bài con lắc đơn
: thutu 04:15:43 PM Ngày 28 June, 2012
kết nhất cách giải traugia, bạn kia ra 90,.. ngày  là do hết năng lượng rồi mới bổ sung ,và năng lượng mất đi trong một chu kỳ là như nhau nhưng thức tế không phải vậy .theo cách của traugia thì bài này giải thế nào giúp mình với
: Một con lắc đơn có dao động nhỏ tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8m/s2, với dây dài 1m và quả cầu khối lượng 80g. Cho nó dao động với biên độ góc 0,15rad trong môi trường có lực cản tác dụng thì nó chỉ dao động được 200s thì ngừng hẳn. Duy trì dao động bằng cách dùng một hệ thống lên giây cót sao cho chạy được trong một tuần lễ với biên độ góc 0,15rad. Tính công cần thiết để lên giây cót. Biết 80% năng lượng được dùng để thắng ma sát do hệ thống các bánh răng cưa.
A. 183J
B. 133
C. 33J
D. 93J


: Trả lời: Bài con lắc đơn
: traugia 04:50:43 PM Ngày 28 June, 2012
Chu kì dao động : T = 2 s
 Độ giảm biên độ góc sau mỗi chu kì là:
         [tex]\frac{\alpha _{0}}{\Delta \alpha } =\frac{200}{T} => \Delta \alpha = 0,0015 rad[/tex]
Sau thời gian là  chu kì đầu tiên T = 2s con lắc mất đi phần năng lượng là:
       [tex]\Delta W= \frac{1}{2}mgl(\alpha _{0}^{2} -(\alpha _{0}-\Delta \alpha )^{2}) = 0,000175518 J[/tex]
Trong một tuần lễ = 7.86400 = 604800 s  thì để con lắc dao động với biên độ góc 0,15 rad thì năng lượng cần bổ sung là : W = [tex]\frac{604800\Delta W }{T} = 53,07J[/tex]
Vậy công cần thiết để lên dây cót là : A = W/0,2 = 265,38 J



: Trả lời: Bài con lắc đơn
: thienhavosodoi 11:46:08 AM Ngày 29 June, 2012
kết nhất cách giải traugia, bạn kia ra 90,.. ngày  là do hết năng lượng rồi mới bổ sung ,và năng lượng mất đi trong một chu kỳ là như nhau nhưng thức tế không phải vậy .theo cách của traugia thì bài này giải thế nào giúp mình với
: Một con lắc đơn có dao động nhỏ tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8m/s2, với dây dài 1m và quả cầu khối lượng 80g. Cho nó dao động với biên độ góc 0,15rad trong môi trường có lực cản tác dụng thì nó chỉ dao động được 200s thì ngừng hẳn. Duy trì dao động bằng cách dùng một hệ thống lên giây cót sao cho chạy được trong một tuần lễ với biên độ góc 0,15rad. Tính công cần thiết để lên giây cót. Biết 80% năng lượng được dùng để thắng ma sát do hệ thống các bánh răng cưa.
A. 183J
B. 133
C. 33J
D. 93J

RA Ý B THÌ PHẢI