Lịch sử Điện từ học (Phần 1)

Hiệp Khách Quậy Mối quan tâm và sự mê hoặc của loài người với từ học và điện học đã có cách nay ít nhất là 2600 năm, khoảng năm 600 tCN. Đó là lúc, xưa như chúng ta biết, những người Hi Lạp cổ đại lần đầu tiên đề cập đến những tính chất bí ẩn. Nhà triết học Thales xứ Miletus đã quan sát thấy hổ phách, khi cọ xát, hút... Xin mời đọc tiếp.

600 trước Công nguyên – 1599

Mối quan tâm và sự mê hoặc của loài người với từ học và điện học đã có cách nay ít nhất là 2600 năm, khoảng năm 600 tCN. Đó là lúc, xưa như chúng ta biết, những người Hi Lạp cổ đại lần đầu tiên đề cập đến những tính chất bí ẩn. Nhà triết học Thales xứ Miletus đã quan sát thấy hổ phách, khi cọ xát, hút được lông chim và những chất liệu nhẹ khác. Ông cũng để ý thấy đá nam châm (magnetite) có thể hút được sắt. Nhưng một sự phân biệt rõ ràng giữa hai hiện tượng này vẫn không được nhận ra.

Trong nhiều thế kỉ, những hiện tượng này đã khêu gợi những trí tuệ lớn, từ Pliny tới Plato tới St. Augustine. Nhưng sự hiểu biết sâu sắc thật sự vẫn tiếp tục lảng tránh họ. Các nhà tư tưởng thời Cổ đại và Trung đại thường bị vướng mắc bởi việc thiếu công cụ, bởi một phương pháp nêu nghi vấn không hoàn thiện, bởi đức tin tôn giáo hoặc các tổ chức ngăn cấm thẩm tra tự do, và các tư tưởng bảo thủ đã làm chệch hướng chúng khỏi tiến trình.

alt

Phần nhiều trong thời kì này, thuyết duy linh đã tô điểm cho thế giới của con người. Thales, chẳng hạn, tin rằng đá nam châm có một linh hồn. Những quan niệm khác có lẽ thật khôi hài đối với chúng ta ngày nay đã được đề xuất trong thời gian này. Nhà triết học La Mã Lucretius, chẳng hạn, cho rằng các hạt do đá nam châm phát ra quét qua không khí giữa nó và sắt, do đó hút sắt thông qua một loại mút lấy.

Muộn hơn nhiều sau này, một cách tiếp cận có phần chín chắn hơn thực hiện bởi người Pháp Pierre de Maricourt (Petrus Peregrinus), người sống thời thế kỉ 13, đã làm thí nghiệm với một đá nam châm hình cầu và những thứ khác, rồi công bố kết quả của ông trong cuốn “Epostolia de Magnete.” Ông là một trong những người đầu tiên đề xuất việc khai thác tính chất vẫn còn hiểu biết nghèo nàn của từ học để chế tạo một cỗ máy chuyển động vĩnh cửu.

Tuy nhiên, có một công cụ từ tính đã đi vào sử dụng trong thời gian này và đã có tác động rộng rãi hơn lên lịch sử loài người so với cỗ máy tưởng tượng của Peregrinus: đó là la bàn. Người Trung Quốc được đông đảo công nhận là đã phát minh ra nó. Sự chứng thực được sử sách ghi lại đầu tiên về la bàn sử dụng trong hàng hải ở Trung Hoa vào năm 1086, và sau này nó được các thủy thủ châu Âu sử dụng. Tuy nhiên, la bàn đã được sử dụng hàng thế kỉ trước đó vì những mục đích khác. Gọi là “kim chỉ nam”, dụng cụ đơn giản được mô tả là một đá nam châm hình cái môi, như hình vẽ, cán của nó luôn luôn chỉ về phương nam. Hiện thân sớm nhất này của la bàn mang tính chất thiêng liêng hơn là một công cụ hàng hải, sử dụng để chỉ dẫn hướng của cuộc sống của con người, không phải những bước chân của họ.

alt

Còn hơn những biểu đồ hàng hải và những công cụ khác, la bàn đã làm cho những chuyến hành trình biển lớn trở nên có thể trong thời gian này. Dụng cụ đã chỉ đường cho Columbus đến châu Mĩ, Vasco da Gamma đi vòng qua vùng sừng châu Phi và tiến vào Ấn Độ, và Ferdinand Magellan trong chuyến vòng quanh thế giới của ông. Nó cũng đưa đến những khám phá khoa học quan trọng, trong đó có các quan sát về cực từ của Trái đất và sự lệch của từ trường của nó.

Tiến về năm 1600, một vài trí tuệ sáng suốt đã bắt đầu nhìn thấy từ và điện là hai lực khác nhau. Sự thông suốt này đánh dấu bước nhảy trí tuệ lớn đầu tiên trong sự hiểu biết của nhân loại về những lĩnh vực có tương quan với nhau này. Nhưng mất gần 250 năm nữa trước khi một sự hiểu biết đầy đủ hơn hiện ra từ mối tương quan này, hoặc những loại điện khác tồn tại ngoài tĩnh điện ra.

600 tCN - 1599


khoảng 600 tCN

Nhà triết học Hi Lạp Thales xứ Miletus lưu ý thấy hổ phách hút được lông chim và những vật nhẹ khác khi bị cọ xát, mốc tham khảo lịch sử đầu tiên về tĩnh điện. Ông cũng làm thí nghiệm với đá nam châm, hay magnetite, và thấy nó có thể hút được sắt.

 

khoảng 100 tCN

Đá nam châm được sử dụng trên bàn thờ của các đạo sĩ ở Trung Hoa.

 

khoảng 50 tCN

Trong bài thơ dài của ông De Rerum Natura (“Về bản chất của vạn vật”), nhà thơ và nhà triết học La Mã Lucretius đã liên hệ với lí thuyết vật lí của nhà triết học người Hi Lạp Epicurus, trong đó có nỗ lực của ông ở việc giải thích hoạt tính của đá nam châm.

 

1086

Nhà thiên văn và nhà toán học người Trung Hoa Shen Kua tường thuật việc sử dụng la bàn từ trong hàng hải trong cuốn Meng ch'i pi t'an.

 

1180

Alexander Neckam, một thầy tu người Anh, cung cấp bản miêu tả châu Âu sớm nhất của việc sử dụng la bàn từ bởi những người thủy thủ trong tác phẩm của ông De utensilibus (“Về các thiết bị”).

 

1269

Binh sĩ người Pháp Pierre de Maricourt, còn được biết tới là Petrus Peregrinus, đã tiến hành những thí nghiệm đơn giản với nam châm và viết nên tác phẩm Epistola de magnete (“Bức thư về nam châm”), trong đó ông nói về la bàn, các cực từ và khả năng cua nam châm mạnh làm đảo cực của nam châm yếu hơn.

 

1492

Trong hành trình về phía tấy của ông xuất phát từ Tây Ban Nha, Christopher Columbus tường trình đã quan sát thấy sự nghiêng của kim từ tính của la bàn của ông thay đổi ở giữa đường xuyên đại dương từ đông sang tây.

 

1551

Nhà toán học người Italy Girolamo Cardano nhận ra lực từ và lực hút của các vật nhỏ với hỗ phách bị kích thích là khác nhau.

 

1581

Robert Norman, một nhà chế tạo la bàn người Anh, mô tả sự nghiêng hay lệch của một kim từ tính trong cuốn Lực hút mới, đã đo góc nghiêng đó với một dụng cụ do ông tự phát minh ra gọi là vòng tròn nghiêng.

 

1588

Nhà địa lí người Italy Livio Sanuto lần đầu tiên chú ý tới quan điểm rằng Trái đất có hai cực từ.

 

>> Xem tiếp Phần 2

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm