Muc luc
Click để về mục lục

 

3

 

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

 

 

 


 1. Kiến thức

  - Viết được biểu thức định nghĩa và vẽ được vectơ biểu diễn của vận tốc tức thời; nêu được ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức.

  - Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều (CĐTBĐĐ), nhanh dần đều (NDĐ), chậm dần đều (CDĐ).

  - Viết được phương trình vận tốc của chuyển động thẳng NDĐ, NDĐ; nêu được ý nghĩa của các đại lượng vật lí trong phương trình đó và trình bày rõ được mối tương quan về dấu và chiều của vận tốc và gia tốc trong chuyển đó.

  - Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng NDĐ, NDĐ.

  - Viết được công thức tính quãng đường đi được và phương trình trong CĐTNDĐ, CĐTCDĐ; nói đúng được dấu của các ĐL trong công thức và phương trình đó.

2. Kỹ năng

  - Xây dựng được công thức tính gia tốc theo vận tốc và quãng đường đi được trong CĐTBĐĐ.

  - Vẽ được đồ thị vận tốc - thời gian (v,t) và xác định được v0, v(t), a, viết được công thức tính vận tốc từ đồ thị.

  - Giải được các bài toán đơn giản về chuyển động thẳng nhanh dần đều.

  - Giải được bài toán đơn giản về CĐTBĐĐ.


Xét một xe ôtô chuyển động không đều trên một đường thẳng AB, chiều chuyển động là chiều dương. Muốn biết tại M thuộc AB, xe chuyển động nhanh hay chậm ta phải làm gì?

 

 

I - VẬN TỐC TỨC THỜI. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU (CĐTBĐĐ)

 1. Độ lớn của vận tốc tức thời

  Một ôtô con chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng trên quãng đường dài s = 105 km trong khoảng thời gian t = 2 giờ 30 phút. Chiếc xe chạy trên đường thẳng có lúc nhanh, có lúc chậm. Đại lượng vật lí nào sẽ cho biết ôtô con chạy nhanh hay chạy chậm?

  Độ lớn vận tốc tức thời v  của một vật chuyển động tại một điểm M là đại lượng đo bằng thương số giữa đoạn đường rất nhỏ Δs đi qua M và khoảng thời gian rất ngắn Δt để vật đi hết đoạn đường đó. Độ lớn vận tốc tức thời tại M cho ta biết sự nhanh chậm của chuyển động tại M.

  Đại lượng:

 

  độ lớn của vận tốc tức thời (m/s hoặc km/h).

  Δs: quãng đường đi được rất nhỏ (m hoặc km).

  Δv: thời gian rất nhỏ đi hết quãng đường đó (s hoặc h).

  Cũng có thể nói: Độ lớn vận tốc tức thời của xe tại M là vận tốc trung bình cuả xe trên đoạn đường rất ngắn qua M.

  Trên xe máy, đồng hồ tốc độ (còn gọi là tốc kế) luôn luôn chỉ độ vận tốc tức thời của xe (Hình 3.1b).



Hình 3.1a. Tốc kế trên ô tô (giữa)

Hình 3.1b. Tốc kế trên xe máy

1. Tại một điểm M trên đường đi, đồng hồ tốc độ của một chiếc xe máy chỉ 36 km/h. Tính xem trong khoảng thời gian 0,01 s xe đi được quãng đường bao nhiêu?

(ĐS: 0,1 m)

  2. Vectơ vận tốc tức thời

 Cùng một lúc, một máy bay bay về hướng bắc với tốc độ 700 km/h, một máy bay bay về hướng tây với tốc độ 500 km/h (Hình 3.2). Như vậy, hai máy bay khác nhau cả về độ lớn vận tốc tức thời và phương, chiều.

  Vectơ vận tốc tức thời là một đại lượng vectơ có:

- Gốc đặt ở vật chuyển động

- Phương và chiều là phương và chiều của chuyển động.

- Độ dài biểu diễn độ lớn của vận tốc theo một tỉ xích nào đó.

* Chú ý: Khi nhiều vật chuyển động trên một đường thẳng theo hai chiều ngược nhau, ta phải chọn một chiều dương trên đường thẳng trên và quy ước như sau:

- Vật chuyển động theo chiều dương có v > 0.

- Vật chuyển động ngược chiều dương có v < 0.

- Tốc độvận tốc thường được xem là có cùng một ý nghĩa. Nhưng trong Vật Lí, hai đại lượng này có những điểm khác nhau: Vận tốc là tốc độ của chuyển động trên một hướng xác định.

- Khi nói  vận tốc của vật tại vị trí hoặc thời điểm nào đó, ta hiểu là vận tốc tức thời.
- Khi nói: xe di chuyển 60 km/h đấy là nói tới tốc độ. Trong trường hợp nói: Chiếc xe di chuyển 60 km/h về phía Bắc đây là đang nói đến vận tốc. Vậy, đ
ộ lớn của vận tốc còn được gọi là tốc độ chuyển động, nếu muốn nói về cả phương và chiều của vận tốc thì bắt buộc phải dùng thuật ngữ vận tốc.

Hình 3.2

 

 

 

Hình 3.3

2. Hãy so sánh độ lớn của vận tốc tức thời của hai ô tô ở hình 3.3 trên. Ứng với mỗi đoạn là 10km/h. Nếu xe ô tô con đang đi theo hướng Nam - Bắc thì xe tải đang đi theo hướng nào?

 

 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều

 Chuyển động thẳng biến đổi là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn vận tốc tức thời luôn luôn biến đổi.

  Loại chuyển động thẳng biến đổi đơn giản nhất là chuyển động thẳng biến đổi đều. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì vận tốc tức thời có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

  Chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc tăng dần đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng nhanh dần đều (Bảng 3.1).

  Chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc giảm dần đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng chậm dần đều (Bảng 3.2).

 

3. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là gì? Chuyển động thẳng chậm dần đều là gì?

 

 

 

 

 

Bảng 3.1

Bảng 3.2

II - CHUYỂN ĐỘNG THẲNG NHANH DẦN ĐỀU (CĐTNDĐ)

 1. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều

  Trong quá trình chuyển động, vận tốc của chất điểm có thể thay đổi cả về độ lớn cũng như về phương và chiều. Chẳng hạn ô tô rời điểm xuất phát và viên đạn chuyển động trong nòng súng đều chuyển động nhanh dần nhưng vận tốc của viên đạn tăng nhanh hơn ô tô hay vật đang chuyển động chậm dần rồi quay lại. Để đặc trưng cho sự thay đổi của vận tốc theo thời gian, người ta đưa thêm vào một đại lượng vật lí mới gọi là gia tốc.

  a) Khái niệm gia tốc

  Để đơn giản ta xét chuyển động thẳng. Gọi v1 là vận tốc của vật lúc bắt đầu tăng (hoặc giảm). Sau khoảng thời gian Δt rất nhỏ, vận tốc đạt đến giá trị v2 (Hình 3.4).

  Hiệu Δv = v2 – v1 gọi là độ biến thiên của vận tốc.

  Đại lượng:

    (3.1a)

gọi là gia tốc của chuyển động. Nó cho biết sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.

  Trong đó:

Δv: độ biến thiên vận tốc (m/s).

Δt: khoảng thời gian vận tốc biến thiên (s).

  Do đó, gia tốc a có đơn vị là m/s2.

  Vậy, gia tốc là đại lượng đo bằng thương số giữa độ biến thiên Δv của vận tốc và khoảng thời gian Δt trong đó vận tốc biến thiên.

  * Chú ý :Vì chọn chiều + trục toạ độ cùng chiều chuyển động nên v0 > 0, v > 0 và v > v0 nên a > 0: gia tốc trong CĐTNDĐ luôn có giá trị dương và không đổi (a = hằng số).

  b) Vectơ gia tốc

 Vì vận tốc là đại lượng vectơ nên gia tốc cũng là đại lượng vectơ:

    (3.1b)

  Gia tốc là một đại lượng vectơ đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc đo bằng tỷ số giữa độ biến thiên của vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó.

  Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều có:

- Gốc đặt tại vật chuyển động.

- Phương và chiều là phương và chiều của vectơ vận tốc.

- Độ dài biểu diễn độ lớn cả gia tốc theo một tỉ lệ xích nào đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3.4

 

 2. Vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều

  a) Công thức tính vận tốc

- Từ biểu thức gia tốc:

 

 

 

 

- Ta lấy gốc thời gian ở thời điểm t0 (t0 = 0) Þ Δt = t

Þ  

Û       (3.2)

 

Công thức (3.2) là công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều. Nó cho ta biết vận tốc của vật ở những thời điểm khác nhau. Trong phương trình này v, v0 và a luôn luôn cùng dấu.

Trong đó:

   v0: vận tốc ban đầu của chất điểm tại thời điểm t0.

   a: gia tốc của chất điểm.

   t: thời gian chất điểm thay đổi vận tốc từ v0 đến v.

   v: vận tốc của chất điểm tại thời điểm t.

  b) Đồ thị vận tốc- thời gian

 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc vào thời gian thể hiện trong phương trình (3. 4) gọi là đồ thị vận tốc. Đồ thị này có dạng một đoạn thẳng như hình vẽ, gia tốc a được biểu thị bằng hệ số góc của đường biểu diễn (Hình 3.5).

 

* Vận tốc trung bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3.5

 

4. Hãy xác định gia tốc của thang máy trong Hình 3.5.

3. Công thức tính quãng đường đi được của CĐTNDĐ

 Gọi s là quãng đường vật chuyển động thẳng nhanh dần đều đi được trong thời gian t. Vận tốc trung bình của chuyển động là:

  Vì vận tốc tăng đều theo thời gian nên ta có thể chứng minh được công thức tính vận tốc trung bình sau đây:

 

Mặt khác: v = vo + at

  Suy ra:

    (3.3)

Công thức (3.3) là công thức tính đường đi của chuyển động thẳng nhanh dần đều. Quãng đường đi trong chuyển động thẳng nhanh dần đều là một hàm số bậc hai của thời gian (Hình 3.6).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3.6. Đồ thị vận tốc - thời gian của một thang máy trong 4 giây đầu kể từ lúc chuyển động

5. Hãy xác định gia tốc của thang máy trong Hình 3.6.

 

6. Hãy tính quãng đường mà thang máy trong Hình 3.6 đi được ở giây thứ nhất.

 4. Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc, và quãng đường đi được của CĐTNDĐ

 Rút t từ các công thức (3.2) và (3.3) ta được:

    (3.4)

 

Bài tập ví dụ 1. Một người đi xe đạp bắt đầu khởi hành, sau 10 (s) đạt được tốc độ 2 (m/s). Hỏi gia tốc của người đó là bao nhiêu? Quãng đường đi được?

Tóm tắt:

- Cho biết:

t = 10 s

v = 2 m/s

- Tính: a = ? (m/s2), s = ? (m)

Giải:

 - Chọn hệ quy chiếu:

+ Hệ trục toạ độ:

Trục Ox trùng với quỹ đạo.

Gốc tọa độ O: tại vị trí vật bắt đầu chuyển động, có vận tốc v0 = 0 (m/s).

Chiều dương (+) trục 0x: cùng chiều chuyển động.

+ Mốc thời gian(t0 = 0): lúc vật ở 0.

Gia tốc của người đó là :

 

 

Quãng đường người đó đi được là:

 

 

Bài tập ví dụ 2. Một vật CĐTNDĐ với gia tốc a = 0,5 m/s2, sau khi đi được quãng đường là 4 m kể từ lúc bắt đầu chuyển động thì vận tốc của vật sẽ bằng bao nhiêu? Sau khoảng thời gian bao nhiêu? Chọn chiều dương là chuyển động.

Tóm tắt:

a = 0,5 m/s2

v0 = 0 m/s

s = 4 m.

- Tính:

v = ? t = ?

Giải:

v2- v02 = 2as

Þ v =  = 2 (m/s)

v = v0+ at

Bài tập ví dụ 3. Một vật CĐTNDĐ từ vận tốc 12m/s, sau đó khi đi được quãng đường 67,5m thì vận tốc bằng 15 m/s. Xác định gia tốc và thời gian của chuyển động.

Giải:

v- v02 = 2as

= = 0,6 m/s2

v = v0 + at

 5. Phương trình chuyển động của CĐTNDĐ

 Chất điểm M xuất phát từ một điểm A trên dường thẳng Ox, chuyển động nhanh dần đều theo chiều đương với vận tốc ban đầu vo và với gia tốc a ( Hình 3.7) thì toạ độ của M tại thời điểm t là:

(3.5)

Phương trình (3.5) là phương trình toạ độ - thời gian (phương trình toạ độ) của chuyển động thẳng nhanh dần đều.

  Đồ thị toạ độ - thời gian ( Hình 3.8).



Hình 3.7

Hình 3.8. Đồ thị toạ độ - thời gian

Bài tập ví dụ 4. Hai ô tô chuyển động trên cùng một đường thẳng đi qua hai đia điểm A và B. Xe từ A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a1 = 2 m/s2 và vận tốc ban đầu v01 = 5 m/s. Xe đi từ B chuyển động chậm dần đều với vận tốc ban đầu v02 = 20 m/s và gia tốc a2 = 2 m/s2.

1. So sánh hướng gia tốc của 2 ô tô trong hai trường hợp: Hai xe chuyển động

+ cùng chiều

+  ngược chiều

2. Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau trong hai trường hợp trên. Biết quảng đường AB dài  75 m.

Giải:

1. Xác định hướng gia tốc của 2 xe:

- Xe từ A chuyển động nhanh dần đều,  cùng chiều với , xe từ B chuyển động chậm dần đều,  ngược chiều với

+ Khi 2 xe chuyển động cùng chiều,  và  cùng chiều, nên  và  ngược chiều

+ Khi 2 xe chuyển động ngược chiều  và  ngược chiều , nên  và  cùng chiều

2. Chọn trục tọa độ Ox trùng với quỹ đạo AB, gốc tọa độ O tại A, chiều dương hướng từ A đến B, góc thời gian lúc hai xe qua A và B.

+ Phương trình chuyển động của xe 1: x1 = 5t + t2.

+ Phương trình chuyển động của xe 2:

- Khi chuyển động cùng chiều xe 1: x2 = 75 + 20t – t2.

                         Và khi chuyển động ngược chiều xe 1: x2 = 75 - 20t + t2.

- Khi 2 xe gặp nhau: x1 = x2.

+  Khi chuyển động cùng chiều : 5t + t2  = 75 + 20t – t2.

Giải ra ta có: t = 10 s và t = - 2,5 s ( loại). Với t = 10 s thì x = 150 m.

Vậy sau 10 s thì xe 1 đuổi kịp xe 2 và ví trí gặp nhau cách A đoạn 150 m.

+ Khi chúng chuyển động ngược chiều : 5t + t2 = 75 – 20t + t2 => t = 3 s. Vậy khi chuyển động ngược chiều thì sau 3s chúng gặp nhau, vị trí gặp nhau, cách A đoạn x = 24 m.

III - CHUYỂN ĐỘNG THẲNG CHẬM DẦN ĐỀU

 1. Gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều

  a) Công thức tính gia tốc

  Nếu chọn chiều của các vận tốc là chiều dương thì v < v0. Gia tốc a có giá trị âm, nghĩa là ngược dấu với vận tốc.

  b) Véc tơ gia tốc

ngược hướng với  và .

  Vậy, trong chuyển động thẳng chậm dần đều, vectơ gia tốc luôn cùng phương, ngựoc chiều với vectơ vận tốc và có độ lớn không đổi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3.9

 2. Vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều

  a) Công thức tính vận tốc 

Chọn mốc thời gian là lúc vận tốc của vật bắt đầu giảm. Gọi volà vận tốc ban đầu, v là vận tốc tại thời điểm t, ta có:

v = vo + at

    Trong đó, a ngược dấu với v và v0

   (Nếu v0 > v > 0, thì a < 0).

b) Đồ thị vận tốc – thời gian có dạng như ở Hình 3.10.

 

Hình 3.10

 3. Công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều

  a) Công thức tính quãng đường đi được

 

    Trong đó, a ngược dấu với v0 và s > 0.

  b) Phương trình chuyển động

 

 

  * Chú ý:

  - CĐTNDĐ: a cùng dấu v0.

  - CĐTCDĐ: a ngược dấu v0.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 * Tiện ích vẽ đồ thị vận tốc - thời gian:

* Tiện ích kiểm tra nghiệm bài toán về chuyển động thẳng nhanh dần đều:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ lớn của vận tốc tức thời tại một điểm có phương và chiều là phương và chiều của chuyển động tại điểm đó và có độ lớn  với Δs và Δt là những đại lượng rất nhỏ.

Gia tốc là đại lượng vectơ:

 

với Δv và Δt là những đại lượng rất nhỏ. Đơn vị gia tốc: m/s2.

Chuyển động thẳng nhanh (chậm) dần đều là chuyển động thẳng có vận tốc tăng (giảm) đều theo thời gian.

Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi. Vector gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều cùng phương, cùng chiều với vector vận tốc; Vector gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều cùng phương, cùng chiều với vector vận tốc.

Công thức tính vận tốc: v = vo +at

Chuyển động thẳng nhanh dần đều: a cùng dấu với vo.

Chuyển động thẳng chậm dần đều: a ngược dấu với vo.

Công thức tính đường đi của chuyển động thẳng biến đổi đều:

Phương trình tọa độ của chuyển độngthẳng biến đổi đều:

Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và đường đi:

 

Câu 1. Viết công thức tính vận tốc tức thời của một vật chuyển động tại một điểm trên quỹ đạo. Cho biết yêu cầu về độ lớn của các đại lượng trong công thức đó.

Câu 2. Vận tốc trung bình trên một đoạn đường chuyển động được xác định như thế nào?

Câu 3. Chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều là gì?

Câu 4. Viết phương trình vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần, chậm dần đều. Nói rõ dấu của các đại lượng tham gia vào phương trình đó.

Câu 5. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần, chậm dần đều có đặc điểm gì? Gia tốc được đo bằng đơn vị nào? Chiều của vectơ gia tốc của các chuyển động này có đặc điểm gì?

Câu 6. Viết công thức tính đường đi của chuyển động thẳng nhanh dần, chậm dần đều. Nói rõ dấu của các đại lượng tham gia vào phương trình đó. Quãng đường đi được trong các chuyển động này phụ thuộc và thời gian theo hàm số dạng gì?

Câu 7. Viết phương trình tọa độ của chuyển động thẳng nhanh dần, chậm dần đều.

Câu 8. Thiết lập công thức tính gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều theo vận tốc và đường đi.

 

 

 

3.1 Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng.

1. Chuyển động thẳng có vận tốc luôn thay đổi (theo thời gian) là

a) công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều

2. Đại lượng tính bằng thương số giữa quãng đường đi được của vật và khoảng thời gian vật đi hết quãng đường đó là

b) chuyển động thẳng chậm dần đều.

 

3. Đại lượng đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động của chất điểm tại một vị trí bất kỳ nào đó là

c) công thức liên hệ giữa quãng đường đi được, vận tốc và gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều.

4. Đại lượng tính bằng thương số giữa độ biến thiên của vận tốc  và khoảng thời gian trong đó vận tốc biến thiên là

d) tốc độ trung bình.

5. Đơn vị đo gia tốc là

đ) chuyển động thẳng nhanh dần đều.

6. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên của vận tốc cả về độ lớn và phương chiều là

e) chuyển động thẳng biến đổi .

7. Chuyển động thẳng trong đó vận tốc tức thời có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian là

g) phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều.

8. Chuyển động thẳng  trong đó vận tốc tức thời có độ lớn tăng dần đều theo thời gian là

h) công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều.

9. Chuyển động thẳng trong đó vận tốc tức thời có độ lớn giảm dần đều theo thời gian là

i) gia tốc của chuyển động.

10. v= v0 + at (a và v0 cùng dấu) là

k) vectơ gia tốc.

11. s = v0t +  (a và v0 cùng dấu) là

l) mét trên giây bình phương  (m/s2).

12. x= x0 + v0t +  (x0 , v0 , a cùng dấu) là

m) chuyển động thẳng biến đổi biến đổi biến đổi đều.

13. v2 = 2as (v0 và a cùng dấu) là

n) vận tốc tức thời.

 

o) phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều.

3.2 Câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì

A.      vectơ  gia tốc ngược hiều với vectơ vận tốc.

B.      vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.

C.      quãng đường đi đựơc tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.

D.      gia tốc là đại lượng không đổi.

3.3 Chỉ ra câu sai.

A.      vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

B.      Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.

C.      Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.

D.      Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.

3.4 Câu nào đúng? Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là

A.               s = v0t +  ( a và v0 cùng dấu).

B.               s = v0t +  ( a và v0 trái dấu).

C.               x = x0 + v0t + ( a và v0 cùng dấu).

D.               x = xo + v0t +  ( a và v0 trái dấu).

3.5 Câu nào đúng? Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là

A.               s = v0t +  ( a và v cùng dấu).

B.               s = v0t +  (a và v0 trái dấu).

C.               x = x0 + v0t +  ( a và v0 cùng dấu).

D.               x = x0 + v0t +  ( a và v0  trái dấu).

3.6 Trong công thức liên hệ giữa quãng đường đi được, vận tốc và gia tốc  chuyển động thẳng nhanh dần đều (v2 – v02 = 2as) , ta có các đều kiện nào dưới đây?

A. s > 0; a > 0; v > v0.

B. s > 0; a < 0; v < v0.

C. s > 0; a > 0; v < v0.

D. s > 0; a < 0; v > v0.

3.7 Hình 3.1 là đồ thị vận tốc theo thời gian của một xe máy chuyển động trên một đường thẳng. Trong khoảng thời gian nào, xe máy chuyển động chậm dần đều?

A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.

B. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.

C. Trong khoảngthời gian từ t2 đến t3.

D. Các câu trả lời A, B, C đều sai.

(Hình 3.1)

3.8  Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s , ô tô đạt vận tốc 4 m/s. Gia tốc a và tốc độ v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu?

A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s.

B. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s.

C. a = 0,2 m/s2; v = 8 m/s.

D. a = 1,4 m/s2; v = 66 m/s.

3.9 Cũng bài toán trên, hỏi quãng đường s mà ô tô đã đi được sau 40 s kề từ lúc bắt đầu tăng ga và tốc độ trung bình vtb trên quãng đường đó là bao nhiêu?

A. s = 480 m; vtb = 12 m/s.

B. s = 360 m; vtb = 9 m/s.

C. s = 160 m; vtb = 4 m/s.

D. s = 560 m; vtb = 14 m/s.

3.10 Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100 m. Gia tốc a của ô tô là bao nhiêu?

A. a = - 0,5 m/s2.

B. a = 0,2 m/s2.

C. a = - 0,2 m/s2.

D. a = 0,5 m/s2.

3.11* Hai ô tô chuyển động trên cùng một đường thẳng đi qua hai địa điểm A và B. Ô tô xuất phát từ A chạy nhanh dần và ô tô xuất phát từ B chạy chậm dần. So sánh hướng gia tốc của hai ô tô trong mỗi trường hợp sau:

a) Hai ô tô chạy cùng chiều.

b) Hai ô tô chạy ngược chiều.

3.12 Căn cứ vào đồ thị vận tốc của 4 vật I, II, III, IV trên hình 3.2, hãy lập công thức tính vận tốc và công thức tính quãng đường đi được của mỗi vật chuyển động.

 

(hình 3.2)

3.13 Khi ô tô đang chạy với vận tốc 12 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho ô tô chạy nhanh dần đều. Sau 15 s, ô tô đạt vận tốc 15 m/s.

a) Tính gia tốc của ô tô.

b) Tính vận tốc của ô tô sau 30 s kể từ khi tăng ga.

c) Tính quãng đường ô tô đi được sau 30 s kề từ khi tăng ga.

3.14 Khi đang chạy với vận tốc 36 km/h thì ô tô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 xuống hết đoạn dốc có độ dài 960 m.

a) Tính khoảng thời gian ô tô chạy xuống hết đoạn dốc.

b) Vận tốc ô tô ở cuối đoạn dốc là bao nhiêu?

3.15 Một đoàn tàu bắt đầu dời ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi chạy được 1,5 km thì đoàn tàu đạt vận tốc 36 km/h. Tính vận tốc của đoàn tàu sau khi chạy được 3 km kể từ khi đoàn tàu bắt đầu dời ga.

3.16* Một viên bi chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu trên máng nghiêng và trong giây thứ năm nó đi được quãng đường bằng 36 cm.

a) Tính gia tốc của viên bi chuyển động trên máng nghiêng.

b) Tính quãng đường viên bi đi được sau 5 s kể từ khi nó bắt đầu chuyển động.

3.17* Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc đầu là 18 km/h. Trong giây thứ năm, vật đi được quãng đường 5,9 m.

a) Tính gia tốc của vật.

b) Tính quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian là 10 s kể tử khi vật bắt đầu chuyển động.

3.18* Khi ô tô đang chạy với vận tốc 15 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ô tô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy thêm được 125 m thì vận tốc ô tô chỉ còn bằng 10 m/s.

a) Tính gia tốc của xe.

b) Tính khoảng thời gian để ô tô chạy trên quãng đường đó.

3.19* Hai xe máy cùng xuất phát tại hai địa điểm A và B cách nhau 400 m và cùng chạy theo hướng AB trên đoạn đường thẳng đi qua A và B. Xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,5.10-2 m/s. Xe máy xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,0.10-2 m/s. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe máy làm mốc thời gian và chọn chiều từ A đến B làm chiều dương.

a) Viết phương trình chuyển động của mỗi xe máy.

b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe máy đuổi kịp nhau kể từ lúc xuất phát.

c) Tính vận tốc của mỗi xe tại vị trí đuổi kịp nhau.