Giai Nobel 2012
05:50:17 am Ngày 11 Tháng Mười Một, 2023 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Bài tập khó

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập khó  (Đọc 8777 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
arsenal2011
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +7/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 313
-Được cảm ơn: 90

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 367


Email
« vào lúc: 06:42:55 am Ngày 21 Tháng Mười Hai, 2011 »

Bài 1: Trên đường đi của chùm tia sáng do một trong 2 khe của máy giao thoa Y-âng phát ra, người ta đặt một ống thuỷ tinh dày [tex]e=1cm[/tex] có đáy phẳng và song song với nhau .Lúc đầu trong ống chứa không khí ,sau đó thay bằng clo .Người ta quan sát thấy hệ vân dịch chuyển đi 1 đoạn bằng 10 lần khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp. Máy được chiếu bằng ánh sáng có [tex]\lambda =0,589\mu m[/tex],chiết suất không khí [tex]n=1,000276[/tex].Chiết suất của khí clo là:

[tex]A.1,000865[/tex]

[tex]B.1,000856[/tex]

[tex]C.1,000568[/tex]

[tex]D.1,000586[/tex]

Bài 2: Ngày nay tỉ lệ của [tex]U235[/tex] là  0,72% urani tự nhiên ,còn lại là [tex]U238[/tex].Cho biết chu kỳ bán rã của chúng là [tex]7,04.10^{8}[/tex] năm và [tex]4,46.10^{9}[/tex] năm .Tỉ lệ của [tex]U235[/tex] trong urani tự nhiên vào thời kì trái đất được tạo thành cách đây 4,5 tỉ năm:

[tex]A.32%[/tex]

[tex]B.46%[/tex]

[tex]C.23%[/tex]

[tex]D.16%[/tex]

Bài 3: Một mạch điện xoay chiều nối tiếp gồm tụ điện có điện dung C, điện trở thuần R và cuộn dây có độ tự cảm L có điện trở thuần r. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn lần lượt đo 2 đầu điện trở , 2 đầu cuộn dây và 2 đầu đoạn mạch thì số chỉ lần lượt là [tex]50V,30\sqrt{2}V[/tex] và [tex]80V[/tex].Biết điện áp tức thời trên cuộn dây sớm pha hơn dòng điện là [tex]\frac{\pi }{4}[/tex].Điện áp hiệu dụng trên tụ là:

[tex]A.30V[/tex]

[tex]B.30\sqrt{2}V[/tex]

[tex]C.60V[/tex]

[tex]D.20V[/tex]


Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:50:32 am Ngày 21 Tháng Mười Hai, 2011 »

Bài 3: Một mạch điện xoay chiều nối tiếp gồm tụ điện có điện dung C, điện trở thuần R và cuộn dây có độ tự cảm L có điện trở thuần r. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn lần lượt đo 2 đầu điện trở , 2 đầu cuộn dây và 2 đầu đoạn mạch thì số chỉ lần lượt là [tex]50V,30\sqrt{2}V[/tex] và [tex]80V[/tex].Biết điện áp tức thời trên cuộn dây sớm pha hơn dòng điện là [tex]\frac{\pi }{4}[/tex].Điện áp hiệu dụng trên tụ là:

[tex]A.30V[/tex]

[tex]B.30\sqrt{2}V[/tex]

[tex]C.60V[/tex]

[tex]D.20V[/tex]


Mạch đã cho tương đương với R nt r nt L (thuần cảm) nt C. Ta có : [tex]tan\varphi _{d} = \frac{Z_{L}}{r} = \frac{U_{L}}{U_{d}} = 1[/tex]

[tex]\Rightarrow U_{L} = U_{d} = 30 V[/tex]

Điện áp hai đầu mạch : [tex]U = \sqrt{(U_{R} + U_{r})^{2}+ (U_{L} - U_{C})^{^{2}}}[/tex]

[tex]\Rightarrow\left| U_{L} - U_{C}\right| = \sqrt{U^{2}-(U_{R}+U_{r})^{2}} = 0[/tex]

Vậy :[tex]U_{L} = U_{C} = 30 V[/tex]






Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:30:31 am Ngày 21 Tháng Mười Hai, 2011 »


Bài 2: Ngày nay tỉ lệ của [tex]U235[/tex] là  0,72% urani tự nhiên ,còn lại là [tex]U238[/tex].Cho biết chu kỳ bán rã của chúng là [tex]7,04.10^{8}[/tex] năm và [tex]4,46.10^{9}[/tex] năm .Tỉ lệ của [tex]U235[/tex] trong urani tự nhiên vào thời kì trái đất được tạo thành cách đây 4,5 tỉ năm:

[tex]A.32%[/tex]

[tex]B.46%[/tex]

[tex]C.23%[/tex]

[tex]D.16%[/tex]

Gọi:

[tex]N_{01}; \: N_{1}[/tex] lần lượt là số nguyên tử U235 lúc Trái Đất mới hình thành và hiện nay.

[tex]N_{02}; \: N_{2}[/tex] lần lượt là số nguyên tử U238 lúc Trái Đất mới hình thành và hiện nay.

[tex]T_{1} = 7,04.10^{8}[/tex] năm và [tex]T_{2} = 4,46.10^{9}[/tex] năm.

 ~O) Hiện nay ta có:

[tex]\frac{N_{1}}{N_{1} + N_{2}}.100 = 0,72\Rightarrow \frac{N_{1}}{N_{2}} = \frac{9}{1241}[/tex] (1)

 ~O) Ở thời điểm Trái Đất mới hình thành:

[tex]N_{1} = \frac{N_{01}}{2^{\frac{t}{T_{1}}}}; \: N_{2} = \frac{N_{02}}{2^{\frac{t}{T_{2}}}}[/tex]

Ta có:

[tex]\frac{N_{01}}{N_{02}}= \frac{N_{1}}{N_{2}}. 2^{t . (\frac{1}{T_{1}}- \frac{1}{T_{2}})}= \frac{9}{1241}. 41,7318 \approx 0,30628[/tex]

(Thế (1) vào biểu thức trên.)

 ~O) Phần trăm số nguyên tử U235 trong Urani tự nhiên lúc Trái Đất mới hình thành:

[tex]\frac{N_{01}}{N_{01} + N_{02}}.100 = \frac{0,30628}{0,30628 + 1}. 100 \approx 23,23[/tex]


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 10:50:57 am Ngày 21 Tháng Mười Hai, 2011 »

Bài 1: Trên đường đi của chùm tia sáng do một trong 2 khe của máy giao thoa Y-âng phát ra, người ta đặt một ống thuỷ tinh dày [tex]e=1cm[/tex] có đáy phẳng và song song với nhau .Lúc đầu trong ống chứa không khí ,sau đó thay bằng clo .Người ta quan sát thấy hệ vân dịch chuyển đi 1 đoạn bằng 10 lần khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp. Máy được chiếu bằng ánh sáng có [tex]\lambda =0,589\mu m[/tex],chiết suất không khí [tex]n=1,000276[/tex].Chiết suất của khí clo là:

[tex]A.1,000865[/tex]

[tex]B.1,000856[/tex]

[tex]C.1,000568[/tex]

[tex]D.1,000586[/tex]


 ~O) Lý thuyết:

Khi có bản mỏng đặt sau 1 trong 2 khe thì hệ vân dịch chuyển về phía có bản mỏng một đoạn: [tex]\Delta x = (n-1)\frac{eD}{a}[/tex]

 ~O) Ứng dụng vào bài toán:

Xem lúc đầu hệ vân đặt trong không khí có chiết suất [tex]n_{1}[/tex]

Khi đặt trong ống khí [tex]Cl_{2}[/tex] có chiết suất [tex]n_{2}[/tex]

Độ dịch chuyển của hệ vân lúc này:  

[tex]\Delta x = (n_{2}-n_{1})\frac{eD}{a} = 10i \Leftrightarrow (n_{2}-n_{1})\frac{eD}{a} = 10 \frac{\lambda D}{a}[/tex]

[tex]\Rightarrow n_{2} = n_{1} + \frac{10\lambda }{e}= 1,000865[/tex]


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Chu Van Bien
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +3/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 90


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 04:58:19 pm Ngày 21 Tháng Mười Hai, 2011 »

Độ dịch chuyển của hệ vân lúc này:  

[tex]\Delta x = (n_{2}-n_{1})\frac{eD}{a} = 10i \Leftrightarrow (n_{2}-n_{1})\frac{eD}{a} = 10 \frac{\lambda D}{a}[/tex]

[tex]\Rightarrow n_{2} = n_{1} + \frac{10\lambda }{e}= 1,000865[/tex]

[/quote]
Điền Quang tính đúng nhưng nhầm công thức rồi!
[tex]\Delta x = (n_{2}/n_{1}-1)\frac{eD}{a} = 10i
« Sửa lần cuối: 05:01:20 pm Ngày 21 Tháng Mười Hai, 2011 gửi bởi Chu Van Bien »

Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 12:41:17 am Ngày 22 Tháng Mười Hai, 2011 »

Độ dịch chuyển của hệ vân lúc này:  

[tex]\Delta x = (n_{2}-n_{1})\frac{eD}{a} = 10i \Leftrightarrow (n_{2}-n_{1})\frac{eD}{a} = 10 \frac{\lambda D}{a}[/tex]

[tex]\Rightarrow n_{2} = n_{1} + \frac{10\lambda }{e}= 1,000865[/tex]

Điền Quang tính đúng nhưng nhầm công thức rồi!
[tex]\Delta x = (n_{2}/n_{1}-1)\frac{eD}{a} = 10i

[/quote]
Công thức này chứng minh làm sao thầy Biên, thầy có thể cho Link tham khảo? Em cũng chỉ biết công thức độ dịch chuyển vân khi có bản mỏng giống công thức Điền Quang.


Logged
Chu Van Bien
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +3/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 90


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 02:01:29 am Ngày 22 Tháng Mười Hai, 2011 »

Sai ở hiệu đường đi!


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_6400_u__tags_0_start_msg29712