Giai Nobel 2012
02:54:44 pm Ngày 10 Tháng Mười Một, 2023 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Con lắc trùng phùng - giúp mình vơi các bạn ơi

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Con lắc trùng phùng - giúp mình vơi các bạn ơi  (Đọc 17623 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
luulytim
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 8


Email
« vào lúc: 03:26:19 am Ngày 12 Tháng Mười, 2010 »

con lắc trùng phùng co những đặc điểm gì để có thể làm bài. Smiley
« Sửa lần cuối: 06:48:42 am Ngày 12 Tháng Mười, 2010 gửi bởi Trần Triệu Phú »

Logged


Trần Triệu Phú
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +32/-11
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 108
-Được cảm ơn: 180

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 792

Loving and Dying for my God

trieuphu05
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: 06:48:10 am Ngày 12 Tháng Mười, 2010 »

Lâu rồi k dạy 12, nhưng còn nhớ một số điểm về con lắc trùng phùng, hi vọng có thể giúp luulytim

1. Nếu gọi T1, T2 (giả sử T1<T2) là chu kì riêng của từng con lắc thì sau 1 chu kì, thời gian trễ của con lắc 2 là T2-T1. Vậy, sau n chu kì của con lắc 1 thì thời gian trễ của con lắc 2 là n(T2-T1).
Dựa vào đó, để hiện tượng trùng phùng xảy ra thì n.(T2-T1) = k.T1. Đó là 1 ý giúp chung ta lập các phương trình
Với k=1: trùng phùng lần đầu tiên
     k=2: trùng phùng lần 2,...

2. Nếu gọi n1,n2 là số chu kì của con lắc 1, con lắc 2 để xảy ra trùng phùng. khi đó, ta có phương trình thời gian:

n1.T1=n2.T2

Các cặp số (n1,n2) tìm được sẽ là các lần trùng phùng của 2 con lắc.
mình thường lấy cặp nhỏ nhất của (n1,n2) để tính chu kì của con lắc trung phùng, không biết các bạn có cách nào nhanh hơn không. Chỉ mình với
Giải phương trình này, cũng sẽ tìm được chu kì trùng phùng và các đại lượng khác.

Chúc bạn học thật tốt.
Mời các bạn bổ sung.
« Sửa lần cuối: 06:51:23 am Ngày 12 Tháng Mười, 2010 gửi bởi Trần Triệu Phú »

Logged

Nguyễn Phạm Hằng Ny
Thành viên mới
*

Nhận xét: +1/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 14


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:42:45 am Ngày 12 Tháng Mười, 2010 »

   .Sự trùng phùng của 2 CL là khi chúng đồng thời đi qua 1 vị trí xác định theo cùng 1 chiều
   . Để xác định T của CLLX thì ta sẽ so sánh với T' của 1 CL khác ( với T' đã xác định được và T gần bằng T')
       Gọi t là thời gian giữa 2 lần trùng phùng : t = (T.T')/(T-T')
           Nếu T>T'  thì t = (n+1)T = nT'
                 T<T'  thì t = nT = (n+1)T'   
   .Có 1 vd về sự trùng phùng (bài 6), mời bạn xem ở đây : http://thuvienvatly.com/forums/index.php/topic,3288.0.html
        Mong góp ý.
          ....Rmc!!


Logged

Con số 0 là sự khởi đầu cho mọi thứ, Nếu ko xuất phát từ con số 0 ấy...ta sẽ ko có gì cả...sẽ ko có bất cứ điều gì cả...!!, Vậy thì hãy đừng tử bỏ nếu cuộc sống bạn là 1 con số 0, 1 con số ko tròn trĩnh và cũng ko khuất cạnh
Trần Triệu Phú
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +32/-11
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 108
-Được cảm ơn: 180

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 792

Loving and Dying for my God

trieuphu05
WWW Email
« Trả lời #3 vào lúc: 12:11:49 pm Ngày 12 Tháng Mười, 2010 »

Cảm ơn bạn Nguyễn Phạm Hằng Ny,
như vậy, ta có thể dùng t = (T.T')/(T-T') để tìm chu kì của con lắc trùng phùng
hoặc tìm từ 2 ý mà mình đã nói ở trên.
cảm ơn Bạn Vy Cheesy


Logged

luulytim
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 8


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 03:26:01 pm Ngày 12 Tháng Mười, 2010 »

cảm ơn mọi người nhiều nhé. Cheesy Cheesy
mình hiểu thế này có đúng không :Tại thời điểm t=0 2 con lắc co cùng trạng thái( ví dụ như cùng qua vị trí cân bằng, theo cùng 1 chiều).
Sau khoảng thời gian T trạng thái như tại thời điểm t=0 được lặp lại thì :T=n.T1=(n+1).T2 với n la số dao động của T1.


Logged
vuminhson
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 7


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 03:25:27 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012 »

Trước tiên mình xin đưa ra định nghĩa về trùng phùng trước: Giả sử 2 con lắc có chu kì T, T' ban đầu có cùng li độ là x và đang chuyển động cùng chiều. Sau thời gian t thì 2 con lắc lại cùng đi qua li độ x và cũng cùng chuyển động theo một chiều. KHi đó ta nói 2 con lắc này trùng phùng, và t chính là chu kì trùng phùng.


Nếu mọi người công nhận định nghĩa trên là đúng thì xin kiểm tra xem công thức t = (T.T')/(T-T') có đúng cho trường hợp T=1,4s và T'=1,8s không?

Nếu không thì xin đưa ra một định nghĩa chính xác hơn.
« Sửa lần cuối: 03:28:15 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012 gửi bởi vuminhson »

Logged
ODD
HS cuối cấp
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 118
-Được cảm ơn: 33

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 166


kid_1412yeah@yahoo.com.vn
WWW Email
« Trả lời #6 vào lúc: 03:56:39 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012 »

Trước tiên mình xin đưa ra định nghĩa về trùng phùng trước: Giả sử 2 con lắc có chu kì T, T' ban đầu có cùng li độ là x và đang chuyển động cùng chiều. Sau thời gian t thì 2 con lắc lại cùng đi qua li độ x và cũng cùng chuyển động theo một chiều. KHi đó ta nói 2 con lắc này trùng phùng, và t chính là chu kì trùng phùng.


Nếu mọi người công nhận định nghĩa trên là đúng thì xin kiểm tra xem công thức t = (T.T')/(T-T') có đúng cho trường hợp T=1,4s và T'=1,8s không?

Nếu không thì xin đưa ra một định nghĩa chính xác hơn.
Công thức đó tính ra t=6.3 đúng rùi đó bạn sau 6.3s thì 2 cl trùng phùng lần đầu tiên


Logged

To live is to fight
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 03:58:34 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012 »

Trước tiên mình xin đưa ra định nghĩa về trùng phùng trước: Giả sử 2 con lắc có chu kì T, T' ban đầu có cùng li độ là x và đang chuyển động cùng chiều. Sau thời gian t thì 2 con lắc lại cùng đi qua li độ x và cũng cùng chuyển động theo một chiều. KHi đó ta nói 2 con lắc này trùng phùng, và t chính là chu kì trùng phùng.


Nếu mọi người công nhận định nghĩa trên là đúng thì xin kiểm tra xem công thức t = (T.T')/(T-T') có đúng cho trường hợp T=1,4s và T'=1,8s không?

Nếu không thì xin đưa ra một định nghĩa chính xác hơn.
+ Thực ra khái niệm con lắc trùng phùng lâu rồi không còn đưa vào SGK, nhưng theo mình biết khái niệm con lắc trùng phùng là thời gian chúng lặp lại trạng thái ban đầu và có giới hạn là 2 chu kỳ của 2 con lắc là rất gần bằng nhau. khi đó chúng gặp nhau khi con lắc có T nhỏ đi được (n+1) dao động thì con lắc T lớn sẽ đi được n dao động [tex]==> T1(n+1)=T2.n ==> n = T1/(T2-T1) ==>[/tex] thời gian là [tex]t=T2.T1/(T2-T1)[/tex]
(Giống như hai người đi trên 1 vòng tròn với tốc độ gần bằng nhau 1,0001m/s và 1m/s cùng xuất phát 1 vị trí theo 1 chiều  thì chắc chắn khi gặp nhau 2 anh này hơn nhau 1 vòng)
+ VD bạn đưa ra không còn đúng với " Khái niệm trùng phùng ở chỗ chu kỳ chúng lệch nhau nhiều", với VD bạn đưa ra thì thời gian chúng gặp nhau tính như trên là không còn đúng.
+ Còn VD bạn đưa ra mình cũng có thể tìm được thời gian chúng lặp lại trạng thái cũ bằng công thức
T1:T2=a:b (a,b là số tối giản) ==> thời gian chúng gặp nhau là t=aT2
« Sửa lần cuối: 04:01:49 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012 gửi bởi trieubeo »

Logged
vuminhson
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 7


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 05:47:25 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012 »

Đúng là công thức phía dưới bạn đưa ra thì mình giải theo mọi bài toán đều chính xác.. và mình cũng thường làm theo cách đó.

Theo suy luận để đưa ra công thức thì nó sẽ đúng cho mọi trường hợp, không phân biệt là T1 lớn hơn T2 bao nhiêu cả đúng không nào??? bạn nói nó sai do T1 lớn hơn T2 nhiều mình nghĩ chưa logic.


Giả sử nếu là T1=4s và T2=4,8s thì bạn nghĩ nó lệch nhiều hay ít??? và có áp dụng được khôgn???
« Sửa lần cuối: 05:49:13 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012 gửi bởi vuminhson »

Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 06:02:25 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012 »

Đúng là công thức phía dưới bạn đưa ra thì mình giải theo mọi bài toán đều chính xác.. và mình cũng thường làm theo cách đó.
Theo suy luận để đưa ra công thức thì nó sẽ đúng cho mọi trường hợp, không phân biệt là T1 lớn hơn T2 bao nhiêu cả đúng không nào??? bạn nói nó sai do T1 lớn hơn T2 nhiều mình nghĩ chưa logic.
Giả sử nếu là T1=4s và T2=4,8s thì bạn nghĩ nó lệch nhiều hay ít??? và có áp dụng được khôgn???
+ Trieubeo có đưa ra ĐN con lắc trùng phùng và có kèm ĐK là 2 chu kỳ rất gần bằng nhau (Thuật ngữ này gắn với công thức t=T1.T2/|T1-T2| và xuất hiện trong Sách hồi xưa)
+ Còn như T bạn đưa ra làm VD nó lệch nhiều nên trieubeo nói nó không dùng được.
+ Còn nếu bạn nói đưa ra công thức chung thì ta nên chỉnh lại khái niệm "con lắc trùng phùng" và không kèm thêm ĐK chu kỳ gần bằng nhau mà cái này thì để BGD giải quyết


Logged
vuminhson
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 7


Email
« Trả lời #10 vào lúc: 06:25:36 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012 »

Vậy thì như thế nào được gọi là rất gần nhau???

Mà công thức đó thì nó có liên quan gì tới sự gần nhau hay không đâu bạn nhỉ??? Bằng cách suy luận để đưa ra công thức thì nó vẫn đúng mà bạn???


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #11 vào lúc: 06:50:21 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012 »

Vậy thì như thế nào được gọi là rất gần nhau???

Mà công thức đó thì nó có liên quan gì tới sự gần nhau hay không đâu bạn nhỉ??? Bằng cách suy luận để đưa ra công thức thì nó vẫn đúng mà bạn???
Trieubeo đưa ra 1 bài thế này theo bạn giải quyết bằng công thức mà bạn nói đó như thế nào.
hai con lắc dao động cùng 1 vị trí có chu kỳ gần bằng nhau( nhưng T1<T2), tại  thời điểm ban đầu chúng cùng qua 1 vị trí theo 1 chiều, con lắc thứ 1 có chu kỳ 0,2s và sau thời gian 20s thì xảy ra sự trùng phùng lần đầu. Tính chu kỳ con lắc thứ 2.
(Và trieubeo cũng xin kết thúc sự tranh luận tránh làm cho topic thêm loãng)


Logged
vuminhson
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 7


Email
« Trả lời #12 vào lúc: 08:46:42 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012 »

Ui... tranh luận để làm rõ vấn đề chứ tranh luận để làm loảng topic hả??? thế theo bạn thì trong cái topic này có gì quan trọng mà bạn sợ loãng???

Mình hỏi là theo bạn suy luận từ đâu mà lại có công thức t=T1.T2/|T1-T2|, và dựa trên cách suy luận đó thì tại sao lại chỉ đúng khi T1 gần T2???

Vì thật sự theo cach suy luận để đưa ra công thức thì nó chẳng có liên quan gì tới T1 có gần T2 hay không.


Bạn cứ thử theo dõi các bài này đi, rồi xem thử các con số đó có được gọi là gần nhau hay không nhé

http://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/1581740
http://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/6184073

Sau khi bạn xem xong mình không nghĩ là bạn sẽ nói nhưng số đó gần nhau nên có thể áp dụng được công thức trên, còn số mình đưa ra lệch nhau nhiều quá nên không dùng được...



Logged
vuminhson
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 7


Email
« Trả lời #13 vào lúc: 08:49:27 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012 »

Trước tiên mình xin đưa ra định nghĩa về trùng phùng trước: Giả sử 2 con lắc có chu kì T, T' ban đầu có cùng li độ là x và đang chuyển động cùng chiều. Sau thời gian t thì 2 con lắc lại cùng đi qua li độ x và cũng cùng chuyển động theo một chiều. KHi đó ta nói 2 con lắc này trùng phùng, và t chính là chu kì trùng phùng.


Nếu mọi người công nhận định nghĩa trên là đúng thì xin kiểm tra xem công thức t = (T.T')/(T-T') có đúng cho trường hợp T=1,4s và T'=1,8s không?

Nếu không thì xin đưa ra một định nghĩa chính xác hơn.
Công thức đó tính ra t=6.3 đúng rùi đó bạn sau 6.3s thì 2 cl trùng phùng lần đầu tiên

Nếu sau 6,3s thì khi đó con lắc 1 thực hiện được 6,3/1,4=4,5 (dao động) --> không thỏa mãn điều kiện là về vị trí cũ theo chiều cũ rồi (vì số dao động phải nguyên mới được)


Logged
Fc Barcelona
*Dragon_revived*
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-51
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 164
-Được cảm ơn: 108

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 306



Email
« Trả lời #14 vào lúc: 08:58:03 pm Ngày 07 Tháng Tư, 2012 »

các thầy cô cho em hỏi chỗ này ạ nều hai con lắc khác biên độ cùng tấn số thì thời gian ngắn nhất chúng ngang nhau có công thức khong ạ .cái này dua vao đuong tron cung tim duoc nhung cung tuy bai có bài thì tìm lâu lắm!


Logged
caotrungctn
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 2


Email
« Trả lời #15 vào lúc: 05:53:16 pm Ngày 26 Tháng Ba, 2015 »

Về vấn đề con lắc trùng phùng mình có ý kiến như sau:
- Cách làm tổng quát theo mình là lập phương trình n1.T1 = n2.T2 sau đó tìm bộ số nguyên n1 và n2 nhỏ nhất thỏa mãn. Từ đó tìm được thời gian trùng phùng liên tiếp
- Theo công thức trong các tài liệu hay viết: thời gian trùng phùng liên tiếp = (T1.T2)/(T1-T2) giả sử T1>T2, trong các tài liệu có viết là hai chu kì này phải xấp xỉ bằng nhau. Nhưng thế nào là xấp xỉ bằng nhau? 1,4s và 1,8s có thể coi là xấp xỉ nhau không? 1,33s và 1,35s thì sao? ...Nếu áp dụng công thức trên cho các trường hợp này thì kết quả thử lại trong thời gian trùng phùng tính được, các con lắc không thực hiện một số nguyên lần dao động --> Huh
Nếu áp dụng công thức trên cho các TH 2s và 1,5s hoặc 4s và 4,8s thì lại cho kêt quả hợp lí.
- Theo mình cách làm lập phương trình n1.T1 = n2.T2 sau đó tìm bộ số nguyên n1 và n2 nhỏ nhất thỏa mãn. Từ đó tìm được thời gian trùng phùng liên tiếp luôn đúng. Cách làm lấy tích / hiệu chỉ đúng khi tỉ số T1/T2 ra một phân số tối giản và tử số và mẫu số chênh nhau 1 đơn vị. Ví du 3/2; 4/5; 7/8; 5/6.... Còn nếu lập tỉ số T1/T2 = 7/9 ( T1 = 1,4s; T2=1,8s ) thì cách làm tích trên hiệu không chính xác.
Đây là quan điểm của mình. Rất mong mọi người bàn luận cho ý kiến


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #16 vào lúc: 02:14:40 am Ngày 27 Tháng Ba, 2015 »

Về vấn đề con lắc trùng phùng mình có ý kiến như sau:
- Cách làm tổng quát theo mình là lập phương trình n1.T1 = n2.T2 sau đó tìm bộ số nguyên n1 và n2 nhỏ nhất thỏa mãn. Từ đó tìm được thời gian trùng phùng liên tiếp
- Theo công thức trong các tài liệu hay viết: thời gian trùng phùng liên tiếp = (T1.T2)/(T1-T2) giả sử T1>T2, trong các tài liệu có viết là hai chu kì này phải xấp xỉ bằng nhau. Nhưng thế nào là xấp xỉ bằng nhau? 1,4s và 1,8s có thể coi là xấp xỉ nhau không? 1,33s và 1,35s thì sao? ...Nếu áp dụng công thức trên cho các trường hợp này thì kết quả thử lại trong thời gian trùng phùng tính được, các con lắc không thực hiện một số nguyên lần dao động --> Huh
Nếu áp dụng công thức trên cho các TH 2s và 1,5s hoặc 4s và 4,8s thì lại cho kêt quả hợp lí.
- Theo mình cách làm lập phương trình n1.T1 = n2.T2 sau đó tìm bộ số nguyên n1 và n2 nhỏ nhất thỏa mãn. Từ đó tìm được thời gian trùng phùng liên tiếp luôn đúng. Cách làm lấy tích / hiệu chỉ đúng khi tỉ số T1/T2 ra một phân số tối giản và tử số và mẫu số chênh nhau 1 đơn vị. Ví du 3/2; 4/5; 7/8; 5/6.... Còn nếu lập tỉ số T1/T2 = 7/9 ( T1 = 1,4s; T2=1,8s ) thì cách làm tích trên hiệu không chính xác.
Đây là quan điểm của mình. Rất mong mọi người bàn luận cho ý kiến
đồng ý với thầy, tổng quát vẫn là cách 1, cách 2 chỉ một vài TH (T1 xấp xỉ T2)
theo tôi nếu bài toán thuận cho T1,T2 tìm t thì làm cách 1, còn nếu bài toán ngược cho t,T1 yêu cầu tìm T2 (với giả thiết T2 xấp xỉ T1) thì chắc phải dùng cách 2


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_3717_u__tags_0_start_0