Giai Nobel 2012
10:33:57 pm Ngày 22 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Năng lượng con lắc lò xo

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Năng lượng con lắc lò xo  (Đọc 1414 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
miamiheat(HSBH)
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +70/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 177
-Được cảm ơn: 61

Offline Offline

Bài viết: 79


Email
« vào lúc: 09:27:24 pm Ngày 21 Tháng Bảy, 2014 »

1.Một chất điểm dao động điều hoà theo pt x = 10 cos([tex]\pi[/tex]t + [tex]\pi[/tex]/3) cm. Thời gian ngắn nhất (tính theo s) để vật đi từ vị trí có thế năng gấp 3 lần động năng đến vị trí có động năng gấp 3 lần thế năng là?

2.Con lắc lò xo treo thẳng đứng có khối lượng m = 100 g. Lấy g = 10 [tex]m/s^{2}[/tex]. Từ vị trí cân bằng truyền cho vật một động năng là 12,5 mJ với vận tốc hướng thẳng đứng lên trên thì con lắc dao động vớii chu kì [tex]\pi[/tex]/5 s. Viết pt dao động của con lắc lò xo. Chọn gốc toạ độ là VTCB, chiều dương hướng xuống và gốc thời gian là lúc vật nhận được năng lượng.

3.Một vật có khối lượng 1 kg dao động điều hoà dọc theo trục Ox với pt x = 10 sin ([tex]\omega[/tex]t + [tex]\pi[/tex]/4) cm. Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí x = -5 cm đến vị trí x= +5 cm là [tex]\pi[/tex]/30 s. Cơ năng dao động của vật là?  

Mọi người giúp mình trả lời với.  

  

 
« Sửa lần cuối: 09:31:13 pm Ngày 21 Tháng Bảy, 2014 gửi bởi miamiheat(HSBH) »

Logged


1412
Học Sinh
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +14/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 60
-Được cảm ơn: 91

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 133


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 09:55:05 pm Ngày 21 Tháng Bảy, 2014 »

Trước tiên, mình thay mặt các thầy giới thiệu dạng bài mà động năng bằng n lần thế năng hoặc ngược lại. (n là số nguyên lần)
- Nếu [tex]W_{d}=nW_{t}[/tex] thì theo định luật bảo toàn cơ năng, ta có: [tex]W_{d} + W_{t}=W\Leftrightarrow nW_{t}+W_{t}=W\Leftrightarrow (n+1)W_{t}=W \Leftrightarrow W_{t}=\frac{1}{n+1}W\Leftrightarrow \frac{1}{2}kx^{2}=\frac{1}{1+n}.\frac{1}{2}kA^{2}[/tex]
[tex]\Leftrightarrow x^{2}=\frac{1}{1+n}A^{2}\Leftrightarrow x=\pm \frac{A}{\sqrt{n+1}}[/tex]
 Đó là các vị trí mà có Wđ=nWt
- Nếu [tex]W_{t}=nW_{d}\Leftrightarrow W_{d}=\frac{1}{n}W_{t}[/tex] thì theo định luật bảo toàn cơ năng, ta có:
[tex]W_{d}+W_{t}=W\Leftrightarrow \frac{1}{n}W_{t}+W_{t}=W\Leftrightarrow (\frac{1}{n}+1)W_{t}=W\Leftrightarrow \frac{n+1}{n}W_{t}=W[/tex]
[tex]\Leftrightarrow W_{t}=\frac{n}{n+1}W\Leftrightarrow \frac{1}{2}kx^{2}=\frac{n}{n+1}.\frac{1}{2}kA^{2}\Leftrightarrow x^{2}=\frac{n}{n+1}A^{2}\Leftrightarrow x=\pm A\sqrt{\frac{n}{n+1}}[/tex]
 Đó là các vị trí mà có Wt=nWd


Logged
1412
Học Sinh
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +14/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 60
-Được cảm ơn: 91

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 133


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:03:46 pm Ngày 22 Tháng Bảy, 2014 »

Cái này hình như áp dụng với n không nhất thiết phải nguyên nhưng cần lớn hơn 0 bạn nhé!


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_21297_u__tags_0_start_msg82773