Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: thutu trong 07:29:35 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=7835



Tiêu đề: hai bài điện học sinh hỏi mà mình bí.giúp mình nhé.!
Gửi bởi: thutu trong 07:29:35 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2012
1.   nếu mắc một điện áp xoay chiều vào mạch 1 có tính dung kháng thì I1 = 1A,cosphi1=căn3/2  ,nếu đặt cùng điện áp trên vào mạch điện 2 có tính cảm kháng thì cường độ dòng điện I2 =1A,cosphi2=1/2 , các mạch điện chỉ chứa R,L,C và được mắc nối tiếp. nếu mắc nối tiếp 2 mạch điện trên và đặt vào cùng điện áp xoay chiều đó thì biên dộ dòng điện là bao nhiêu?
A.0,5A     B.1/căn2  C.1A    D.căn 2

2.cho mạch R,L,C nối tiếp. Cho biết lúc t1, uR=40V, uL =30V, uC = - 60V. hỏi lúc t2 =t1+5T/4 nếu uR=30V thì
uL =?, uC =?, U hiệu dụng của mạch =?
A.-40V,80V,50V
B. 40,-80V,60V
C.32V,-40V,60V
D.-32V,48V,50V


Tiêu đề: Trả lời: hai bài điện học sinh hỏi mà mình bí.giúp mình nhé.!
Gửi bởi: havang1895 trong 08:23:39 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2012
1.   nếu mắc một điện áp xoay chiều vào mạch 1 có tính dung kháng thì I1 = 1A,cosphi1=căn3/2  ,nếu đặt cùng điện áp trên vào mạch điện 2 có tính cảm kháng thì cường độ dòng điện I2 =1A,cosphi2=1/2 , các mạch điện chỉ chứa R,L,C và được mắc nối tiếp. nếu mắc nối tiếp 2 mạch điện trên và đặt vào cùng điện áp xoay chiều đó thì biên dộ dòng điện là bao nhiêu?
A.0,5A     B.1/căn2  C.1A    D.căn 2


Cách 1

I1 = I2 --> Z1 = Z2 = Z.
cos(phi1) = căn3/2 --> R1 = căn3/2.Z; ZLC1 = 1/2.Z (có tính dung)
cos(phi2) = 1/2 --> R2 = 1/2.Z; ZLC2 = căn3/2.Z (có tính cảm)
ghép nối tiếp: ZLC = (căn3 - 1)/2.Z; R = (căn3 + 1)/2.Z --> Z' = Z.căn2 --> I = 1/căn2 --> B

Cách 2

Vẽ hình ra, I giống nhau là Z giống nhau, hai vector vuông góc (dựa vào cosphi) suy ra Z' = Z.căn2 --> kết quả.


Tiêu đề: Trả lời: hai bài điện học sinh hỏi mà mình bí.giúp mình nhé.!
Gửi bởi: havang1895 trong 08:30:06 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2012

2.cho mạch R,L,C nối tiếp. Cho biết lúc t1, uR=40V, uL =30V, uC = - 60V. hỏi lúc t2 =t1+5T/4 nếu uR=30V thì
uL =?, uC =?, U hiệu dụng của mạch =?
A.-40V,80V,50V
B. 40,-80V,60V
C.32V,-40V,60V
D.-32V,48V,50V


Câu 2 phải là Uo, U cực đại chứ sao lại U hiệu dụng. Uo = 50V. Tớ tính được UL = 40V và UC = -80V dựa vào vòng tròn lượng giác.


Tiêu đề: Trả lời: hai bài điện học sinh hỏi mà mình bí.giúp mình nhé.!
Gửi bởi: thutu trong 09:18:22 pm Ngày 18 Tháng Tư, 2012
chính xác đề hỏi U hiệu dụng. giải rõ ra dùm mình nhé!


Tiêu đề: Trả lời: hai bài điện học sinh hỏi mà mình bí.giúp mình nhé.!
Gửi bởi: havang1895 trong 11:07:02 am Ngày 19 Tháng Tư, 2012
chính xác đề hỏi U hiệu dụng. giải rõ ra dùm mình nhé!

Bài này không giải bằng công thức được. Cậu dùng vòng tròn lượng giác nhé.
Lúc đầu uR = 40, quay thêm góc 90độ thì uR = 30 --> UoR = 50.
Lúc đầu uR dương, lúc sau uR cũng dương nên uL, và uC cũng mang dấu tương tự. Cái này hơi khó hiểu tí, cậu vẽ hình ra là thấy được. uL = 40 và uC = -80
UoL = 50, UoC = 100 --> Uo = 50.căn2 --> U = 50


Tiêu đề: Trả lời: hai bài điện học sinh hỏi mà mình bí.giúp mình nhé.!
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 12:10:30 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012
2.cho mạch R,L,C nối tiếp. Cho biết lúc t1, uR=40V, uL =30V, uC = - 60V. hỏi lúc t2 =t1+5T/4 nếu uR=30V thì
uL =?, uC =?, U hiệu dụng của mạch =?
A.-40V,80V,50V
B. 40,-80V,60V
C.32V,-40V,60V
D.-32V,48V,50V
Bài này vẽ giản đồ là nhanh đấy, nhưng nếu làm theo PT ta có thể làm như sau.
[tex]u_R=U_{0R}cos(\omega.t)[/tex]
[tex]==>u_L=U_{0L}cos(\omega.t+\frac{\pi}{2}),u_C=U_{0C}cos(\omega.t-\frac{\pi}{2})[/tex]
Khi t1: ta có.
[tex]40=U_{0R}cos(\omega.t1) (1)[/tex]
[tex]30=-U_{0L}sin(\omega.t1) (2)[/tex]
[tex]-60=U_{0C}sin(\omega.t1) (3)[/tex]
Khi t2=t1+5T/4=t1+T+T/4
[tex]30=-U_{0R}sin(\omega.t1) (4)[/tex]
[tex]u_L=-U_{0L}cos(\omega.t1) (5)[/tex]
[tex]u_C=U_{0C}cos(\omega.t1) (6)[/tex]
Từ 1,4 [tex]==> 40^2+30^2=U_{0R}^2=50^2 [/tex]
[tex]==> U_{0R}=50V ==> cos(\omega.t1)=4/5, sin(\omega.t1)=-3/5[/tex]
[tex](2) ==> U_{0L}=50V[/tex]
[tex](3) ==> U_{0C}=100V[/tex]
[tex]==> U=\frac{U_0}{\sqrt{2}}=\frac{(UoC-UoL)^2+UoR^2}{\sqrt{2}}=50V[/tex]
[tex](5)==> uL=U_{0L}cos(\omega.t1)=-U_{0L}cos(\omega t1) = - 40(v)[/tex]
[tex]==> uC=U_{0C}cos(\omega.t1)=80V[/tex]
(ĐA A)