Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: nhoctiukenvin1994 trong 05:34:55 pm Ngày 13 Tháng Tám, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5910



Tiêu đề: con lắc đơn
Gửi bởi: nhoctiukenvin1994 trong 05:34:55 pm Ngày 13 Tháng Tám, 2011
mọi người giúp em 2 bài này với
bài 1: một con lắc đơn gồm một quả nặng m=50g treo vào đầu một sợi dây dài l=1m, g=9.81m/s2. Bỏ qua ma sát. Vận tốc cực đại của vật là 1,62m/s. Tính lực căng của dây treo của con lắc khi
a) tại vị trí mà li độ góc của con lắc bằng 8o, vận tốc của vật lúc này.
b) tại vị trí cao nhất của vật
Bài 2: một con lắc đơn gồm một vật có khối lượng m treo ở đầu một sợi dây có chiều dài l=1m. Phía dưới điểm treo O, trên phương thẳng đứng có đóng một chiếc đinh tại O', OO'=50cm sao cho khi dđ con lắc đập vào đinh. Người ta kéo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 3o rồi buông nhẹ. bỏ qua ma sát
a) xác định chu kì dđ của con lắc. g=9,8m/s2
b)tính biên độ dài của dđ ở hai bên VTCB
c) nếu ko đóng đinh tại O' mà đặt tại VTCB một tấm thép dc giữ cố định thì chu kì dđ của vật là bao nhiêu. Xem va chạm là xuyên tâm đàn hồi


Tiêu đề: Trả lời: con lắc đơn
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 06:32:03 pm Ngày 13 Tháng Tám, 2011
mọi người giúp em 2 bài này với
bài 1: một con lắc đơn gồm một quả nặng m=50g treo vào đầu một sợi dây dài l=1m, g=9.81m/s2. Bỏ qua ma sát. Vận tốc cực đại của vật là 1,62m/s. Tính lực căng của dây treo của con lắc khi
a) tại vị trí mà li độ góc của con lắc bằng 8o, vận tốc của vật lúc này.
b) tại vị trí cao nhất của vật

+ Định luật bảo toàn năng lượng : [tex]1/2mv_{max}^2=mgl(1-cos(\alpha_0))[/tex] ==> [tex]\alpha_0=29,68^0[/tex]
 Công thức tính [tex]T = mg(3cos(\alpha)-2cos(\alpha_0))[/tex]
a/ Vị trí 8 độ [tex] T = mg(3cos(8^0)-2cos(29,68^0))=0,605N[/tex]
b/ Vị trí cao nhất : [tex]T_{min} = mgcos(\alpha_0)[/tex]
Trích dẫn
Bài 2: một con lắc đơn gồm một vật có khối lượng m treo ở đầu một sợi dây có chiều dài l=1m. Phía dưới điểm treo O, trên phương thẳng đứng có đóng một chiếc đinh tại O', OO'=50cm sao cho khi dđ con lắc đập vào đinh. Người ta kéo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 3o rồi buông nhẹ. bỏ qua ma sát
a) xác định chu kì dđ của con lắc. g=9,8m/s2
b)tính biên độ dài của dđ ở hai bên VTCB
c) nếu ko đóng đinh tại O' mà đặt tại VTCB một tấm thép dc giữ cố định thì chu kì dđ của vật là bao nhiêu. Xem va chạm là xuyên tâm đàn hồi
a/ Con lắc vấp định : [tex]T = 1/2(T_1+T_2)[/tex]
T1 : chu kỳ con lắc (l=1m) , T2 chu kỳ con lắc (l=0,5m)
b/
Li độ dài chưa vấp định: [tex]\alpha_0=3^0=0,052rad[/tex] ==> S_0=\alpha_0.l
Li độ dài vấp đinh : [tex]mgl(1-cos(\alpha_0))=mgl'(1-cos(\beta_0))[/tex] ==> \beta_0 ==> S0'
c/T'=1/2T1


Tiêu đề: Trả lời: con lắc đơn
Gửi bởi: nhoctiukenvin1994 trong 10:00:59 am Ngày 14 Tháng Tám, 2011
ở bài 1, công thức tính lực căng dây đó là tổng quát hay là chỉ áp dụng trong bài này. em chưa thấy công thức đó. :D


Tiêu đề: Trả lời: con lắc đơn
Gửi bởi: le tan hau trong 01:51:25 pm Ngày 14 Tháng Tám, 2011
ở bài 1, công thức tính lực căng dây đó là tổng quát hay là chỉ áp dụng trong bài này. em chưa thấy công thức đó. :D
Công thức tính lực căng dây là tổng quát đúng cho mọi trường hợp