Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: k4shando trong 09:37:43 am Ngày 23 Tháng Năm, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16424



Tiêu đề: Bài điện xoay chiều
Gửi bởi: k4shando trong 09:37:43 am Ngày 23 Tháng Năm, 2013
Một cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với tụ điện có điện dung C trong mạch điện xoay chiều có điện áp
 thì dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp u [tex]\varphi _{1}[/tex]
 là  , điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn dây là 30V. Biết rằng, nếu thay tụ C bằng tụ có điện dung C’ = 3C thì dòng  điện trong mạch chậm pha hơn điện áp u là [tex]\varphi _{2}=\frac{\pi }{2}-\varphi _{1}[/tex]
  và điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn dây là 90V. Hỏi biên độ  bằng bao nhiêu vôn?
A. 60V  B. 30 V  C. 602 V  D.
Thầy Thạnh đã gửi lời giải lên nhưng em có 1 số thắc mắc xin dc các thầy hướng dẫn giúp em
 Vì trong hai trường hợp ZL và R không đổi ==>[tex] \frac{U_{R}'}{U_{R}}=\frac{U_d'}{U_d}=3[/tex]
*[tex] cos(\varphi_1)=\frac{U_R}{U}[/tex] và [tex]cos(\varphi_2)=\frac{U_R'}{U} ==> tan(\varphi_1)=3[/tex]
* [tex]tan(\varphi_1)=\frac{Z_C-ZL}{R}=3[/tex] và [tex] tan(\varphi_2)=\frac{Z_L-Z_C/3}{R}=1/3[/tex]
[tex]==> Z_C-ZL=9(ZL-ZC/3) ==> ZC=5R[/tex] và [tex]ZL=2R[/tex]
* Xét TH1 ta có
[tex]\frac{U_d}{\sqrt{ZL^2+R^2}}=\frac{U}{\sqrt{(ZL-ZC)^2+R^2}}[/tex]
[tex]==> \frac{30}{R\sqrt{5}}=\frac{U}{R\sqrt{10}} ==>U=30\sqrt{2} ==> U_0=60V[/tex]
Ngay trên đầu em ko hiểu rõ là tại sao [tex] \frac{U_{R}'}{U_{R}}=\frac{U_d'}{U_d}=3[/tex], em khai triển ra nhưng vẫn ko tìm dc tỉ lệ như thầy hướng dẫn
và thứ 2 là thầy có thể hướng dẫn em tính thế nào [tex]tan(\varphi_1)=\frac{Z_C-ZL}{R}=3[/tex] dc không ạ
Em xin chân thành cám ơn các thầy


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều
Gửi bởi: ngochocly trong 11:31:25 am Ngày 23 Tháng Năm, 2013
 ^-^ MÌnh trả lời được không vậy! :D
chứng minh:
 [tex] \frac{U_{R}'}{U_{R}}=\frac{U_d'}{U_d}=3[/tex] (1)

 [tex]tan(\varphi_1)=\frac{Z_C-ZL}{R}=3[/tex] (2)

+ [tex] \frac{U_{R}'}{U_d'}=\frac{I'.R}{I'.Z_d}=\frac{R}{Z_d}=\frac{I.R}{I.Z_d}=\frac{U_R}{U_d}[/tex]
=>(1)
+  [tex]\varphi_1 [/tex] là độ lệch pha của i so với u nên độ lệch pha của u so với i là  [tex] - \varphi_1 [/tex]
=>[tex] tan(-\varphi_1)=\frac{Z_L-Z_C}{R}[/tex] hay [tex] tan(\varphi_1)=- \frac{Z_L-Z_C}{R}=\frac{Z_C-ZL}{R} [/tex]
mà tan [tex]\varphi_1 [/tex]=Sin [tex]\varphi_1 [/tex]/cos [tex]\varphi_1 [/tex]=Cos [tex]\varphi_2 [/tex]/cos [tex]\varphi_1 [/tex]=3 (do phi1 + phi2 =Pi/2)
=>(2)


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 11:38:31 am Ngày 23 Tháng Năm, 2013
Một cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với tụ điện có điện dung C trong mạch điện xoay chiều có điện áp
 thì dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp u [tex]\varphi _{1}[/tex]
 là  , điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn dây là 30V. Biết rằng, nếu thay tụ C bằng tụ có điện dung C’ = 3C thì dòng  điện trong mạch chậm pha hơn điện áp u là [tex]\varphi _{2}=\frac{\pi }{2}-\varphi _{1}[/tex]
  và điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn dây là 90V. Hỏi biên độ  bằng bao nhiêu vôn?
A. 60V  B. 30 V  C. 602 V  D.
Thầy Thạnh đã gửi lời giải lên nhưng em có 1 số thắc mắc xin dc các thầy hướng dẫn giúp em
 Vì trong hai trường hợp ZL và R không đổi ==>[tex] \frac{U_{R}'}{U_{R}}=\frac{U_d'}{U_d}=3[/tex]
*[tex] cos(\varphi_1)=\frac{U_R}{U}[/tex] và [tex]cos(\varphi_2)=\frac{U_R'}{U} ==> tan(\varphi_1)=3[/tex]
* [tex]tan(\varphi_1)=\frac{Z_C-ZL}{R}=3[/tex] và [tex] tan(\varphi_2)=\frac{Z_L-Z_C/3}{R}=1/3[/tex]
[tex]==> Z_C-ZL=9(ZL-ZC/3) ==> ZC=5R[/tex] và [tex]ZL=2R[/tex]
* Xét TH1 ta có
[tex]\frac{U_d}{\sqrt{ZL^2+R^2}}=\frac{U}{\sqrt{(ZL-ZC)^2+R^2}}[/tex]
[tex]==> \frac{30}{R\sqrt{5}}=\frac{U}{R\sqrt{10}} ==>U=30\sqrt{2} ==> U_0=60V[/tex]
Ngay trên đầu em ko hiểu rõ là tại sao [tex] \frac{U_{R}'}{U_{R}}=\frac{U_d'}{U_d}=3[/tex], em khai triển ra nhưng vẫn ko tìm dc tỉ lệ như thầy hướng dẫn
và thứ 2 là thầy có thể hướng dẫn em tính thế nào [tex]tan(\varphi_1)=\frac{Z_C-ZL}{R}=3[/tex] dc không ạ
Em xin chân thành cám ơn các thầy
(do R và Zd không đổi)
gọi alpha là góc hợp bởi ud (uRL) với uR
Th1: cos(\alpha)=R/Zd=uR/ud
Th2: cos(\alpha)=R/Zd=u'R/u'd
Tới đây chắc em hiểu rồi chứ
+ [tex]\varphi_2[/tex] là độ lệch pha giữa u và i2 do giả thiết nói cụ thể u nhanh hơn i (đúng ra đề nên cho trong | ..| )
+ để [tex]\varphi_1 + \varphi_2=90[/tex] ==> [tex]\varphi_1[/tex] là độ lệch pha giữa u và i1 cụ thể i nhanh hơn u


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Điền Quang trong 11:46:08 am Ngày 23 Tháng Năm, 2013
Tên ban đầu là "Xin các thầy giúp đỡ về 1 số thắc mắc trong bài điện xoay chiều" quá dài, không cần thiết.

TÊN TOPIC PHẢI THẬT NGẮN GỌN, RÕ Ý.

LẦN SAU CHỈ ĐẶT TÊN "BÀI ĐIỆN XOAY CHIỀU" LÀ ĐỦ.


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều
Gửi bởi: k4shando trong 04:00:43 pm Ngày 23 Tháng Năm, 2013
Em cảm ơn các thầy và các bạn đã giúp đỡ