Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: AmiAiko trong 10:20:08 pm Ngày 18 Tháng Năm, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16306



Tiêu đề: Một bài toán về Dòng Điện Xoay Chiều cần giải đáp!
Gửi bởi: AmiAiko trong 10:20:08 pm Ngày 18 Tháng Năm, 2013
Cho mạch điện xoay chiều AB chứa RLC mắc nối tiếp. Đoạn AM có điện trở thuần và cuộn dây thuần cảm [tex]Z_L=2R[/tex], đoạn MB có điện dung C có thể thay đổi được. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều [tex]u=U_ocos(\omega t)[/tex] với [tex]U_o[/tex] và [tex]\omega[/tex] không đổi. Thay đổi [tex]C=C_o[/tex] thì công suất mạch đạt giá trị cực đại, khi đó mắc thêm tụ [tex]C=C_1[/tex] vào mạch MB công suất mạch giảm 1 nửa, tiếp tục mắc thêm tụ [tex]C=C_2[/tex] vào mạch MB để công suất mạch tăng gấp đôi. Tụ [tex]C_2[/tex] có thể nhận giá trị nào sau đây?
A.[tex]\frac{C_o}{3}[/tex] hoặc [tex]3C_o[/tex]

B.[tex]\frac{C_o}{2}[/tex] hoặc [tex]3C_o[/tex]

C.[tex]\frac{C_o}{2}[/tex] hoặc [tex]2C_o[/tex]

D.[tex]\frac{C_o}{3}[/tex] hoặc [tex]2C_o[/tex]












Tiêu đề: Trả lời: Một bài toán về Dòng Điện Xoay Chiều cần giải đáp!
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 09:20:39 am Ngày 19 Tháng Năm, 2013
Cho mạch điện xoay chiều AB chứa RLC mắc nối tiếp. Đoạn AM có điện trở thuần và cuộn dây thuần cảm [tex]Z_L=2R[/tex], đoạn MB có điện dung C có thể thay đổi được. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều [tex]u=U_ocos(\omega t)[/tex] với [tex]U_o[/tex] và [tex]\omega[/tex] không đổi. Thay đổi [tex]C=C_o[/tex] thì công suất mạch đạt giá trị cực đại, khi đó mắc thêm tụ [tex]C=C_1[/tex] vào mạch MB công suất mạch giảm 1 nửa, tiếp tục mắc thêm tụ [tex]C=C_2[/tex] vào mạch MB để công suất mạch tăng gấp đôi. Tụ [tex]C_2[/tex] có thể nhận giá trị nào sau đây?
A.[tex]\frac{C_o}{3}[/tex] hoặc [tex]3C_o[/tex]

B.[tex]\frac{C_o}{2}[/tex] hoặc [tex]3C_o[/tex]

C.[tex]\frac{C_o}{2}[/tex] hoặc [tex]2C_o[/tex]

D.[tex]\frac{C_o}{3}[/tex] hoặc [tex]2C_o[/tex]
Th1: ZL=ZC=2R
Th2: Cb1 ==> P giảm 2 ==> I giảm can(2) ==> Z tăng căn 2 ==> [tex]R^2+(ZL-ZCb1)^2=2.R^2 [/tex]
==> [tex](ZL-ZCb1)=R[/tex] hay [tex](ZCb1-ZL)= R[/tex]
==> ZCb1=R hay ZCb1=3R
Th3: ZCb2 ==> Công suất tăng 2 lần ==> Cộng hưởng lại ==> ZCb2=ZL=2R
(1) nếu lúc đầu ZCb1=R ==> ZCb2>ZCb1 ==> ghép nt C2 vào Cb1 ==> ZC2=ZCb2-ZCb1=R
(2) nếu lúc đầu ZCb1=3R ==> ZCb2<ZCb1 ==> ghép // C2 vào Cb1 ==> 1/ZC2=1/ZCb2-1/ZCb1 ==> ZC2=6R
KL : C2=2Co hay C2=Co/3