Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: msn trong 10:06:18 pm Ngày 02 Tháng Mười, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12211



Tiêu đề: bài sóng cơ-cần giúp đỡ
Gửi bởi: msn trong 10:06:18 pm Ngày 02 Tháng Mười, 2012
lúc t=t1 sóng ngang có [tex]\lambda[/tex]=2m mới truyền đến A làm cho A bắt đầu dao động đi lên. Điểm O cách A 2,5m lần đầu tiên lên đến vị trí cao nhất la vào thời điểm t=t1 + 0,3s.
a) tìm tốc độ truyền sóng, chu kì, va khoảng tgian 2 lần liên tiếp A qua VTCB
b) tại thời điểm t=t2 các điểm O và B ( B nằm trong AO và BO=[tex]\lambda[/tex]/4) ở trên VTCB lần lượt là 0,75cm và 1cm đều đang đi lên. Tìm biên độ sóng và li độ O tại thời điểm t=t2+1/30 s

 


Tiêu đề: Trả lời: bài sóng cơ-cần giúp đỡ
Gửi bởi: msn trong 10:08:19 pm Ngày 02 Tháng Mười, 2012
xin lỗi e đánh nhầm tí la 0,75cm


Tiêu đề: Trả lời: bài sóng cơ-cần giúp đỡ
Gửi bởi: Quang Dương trong 07:48:20 am Ngày 03 Tháng Mười, 2012
lúc t=t1 sóng ngang có [tex]\lambda[/tex]=2m mới truyền đến A làm cho A bắt đầu dao động đi lên. Điểm O cách A 2,5m lần đầu tiên lên đến vị trí cao nhất la vào thời điểm t=t1 + 0,3s.
a) tìm tốc độ truyền sóng, chu kì, va khoảng tgian 2 lần liên tiếp A qua VTCB
b) tại thời điểm t=t2 các điểm O và B ( B nằm trong AO và BO=[tex]\lambda \lambda[/tex]/4) ở trên VTCB lần lượt la,75cm và 1cm đều đang đi lên. Tìm biên độ sóng và li độ O tại thời điểm t=t2+1/30 s

 

Xem sóng truyền từ A đến O. Điểm O chậm pha hơn điểm A : [tex]\frac{2\pi OA}{\lambda } = 2\pi + \frac{\pi }{2}[/tex]
Vào thời điểm t=t1 + 0,3s , lần đầu tiên O lên đến vị trí cao nhất. Nghĩa là vecto quay biểu diễn cho dao động tại O đã quay được 1/4 vòng tròn. Vậy  vecto quay biểu diễn cho dao động tại A đã quay được 1 + 1/4 + 1/4 vòng tròn

Vậy vào thời điểm t=t1 + 0,3s điểm A đã thực hiện được 1,5 dao động . Vậy chu kì dao động T = 0,2 s.

Đến đây em có thể làm tiếp câu a) bằng cách vận dụng các công thức đã học.

câu b)
Điểm B sớm pha hơn O một lượng : [tex]\frac{2\pi OB}{\lambda } = \frac{\pi }{2}[/tex]

Vẽ vecto quay ta thấy hai vecto biểu diễn cho hai dao động tại B và tại O vuông góc với nhau nên biên độ dao động được tính bởi : [tex]A = \sqrt{x_{B}^{2} + x_{O}^{2} } = 1,25cm[/tex]

Vào thời điểm  t=t2 vecto quay biểu diễn cho dao động tại O đang nằm phía dưới trục hoành và hợp với trục hoành một góc anpha được tính bởi :

 [tex]cos\alpha = \frac{x_{O}}{A} = \frac{4}{5} \Rightarrow \alpha \approx 37^{0}[/tex]

Vào thời điểm  t=t2+1/30 s = t2 + T/6 Vecto này quay được một góc 60 độ . Từ đó em tính được góc hợp với trục hoành của vecto này suy ra li độ cần tìm
 


Tiêu đề: Trả lời: bài sóng cơ-cần giúp đỡ
Gửi bởi: msn trong 11:18:50 am Ngày 03 Tháng Mười, 2012
lúc t=t1 sóng ngang có [tex]\lambda[/tex]=2m mới truyền đến A làm cho A bắt đầu dao động đi lên. Điểm O cách A 2,5m lần đầu tiên lên đến vị trí cao nhất la vào thời điểm t=t1 + 0,3s.
a) tìm tốc độ truyền sóng, chu kì, va khoảng tgian 2 lần liên tiếp A qua VTCB
b) tại thời điểm t=t2 các điểm O và B ( B nằm trong AO và BO=[tex]\lambda \lambda[/tex]/4) ở trên VTCB lần lượt la,75cm và 1cm đều đang đi lên. Tìm biên độ sóng và li độ O tại thời điểm t=t2+1/30 s

 

Xem sóng truyền từ A đến O. Điểm O chậm pha hơn điểm A : [tex]\frac{2\pi OA}{\lambda } = 2\pi + \frac{\pi }{2}[/tex]
Vào thời điểm t=t1 + 0,3s , lần đầu tiên O lên đến vị trí cao nhất. Nghĩa là vecto quay biểu diễn cho dao động tại O đã quay được 1/4 vòng tròn. Vậy  vecto quay biểu diễn cho dao động tại A đã quay được 1 + 1/4 + 1/4 vòng tròn

Vậy vào thời điểm t=t1 + 0,3s điểm A đã thực hiện được 1,5 dao động . Vậy chu kì dao động T = 0,2 s.

Đến đây em có thể làm tiếp câu a) bằng cách vận dụng các công thức đã học.

câu b)
Điểm B sớm pha hơn O một lượng : [tex]\frac{2\pi OB}{\lambda } = \frac{\pi }{2}[/tex]

Vẽ vecto quay ta thấy hai vecto biểu diễn cho hai dao động tại B và tại O vuông góc với nhau nên biên độ dao động được tính bởi : [tex]A = \sqrt{x_{B}^{2} + x_{O}^{2} } = 1,25cm[/tex]

Vào thời điểm  t=t2 vecto quay biểu diễn cho dao động tại O đang nằm phía dưới trục hoành và hợp với trục hoành một góc anpha được tính bởi :

 [tex]cos\alpha = \frac{x_{O}}{A} = \frac{4}{5} \Rightarrow \alpha \approx 37^{0}[/tex]

Vào thời điểm  t=t2+1/30 s = t2 + T/6 Vecto này quay được một góc 60 độ . Từ đó em tính được góc hợp với trục hoành của vecto này suy ra li độ cần tìm
 


em cảm ơn thầy nhiều
nghĩa là sau T/6 veotơ O nằm trên truc hoành 1 góc 23 độ => Xo = 1,25cos23 = 1,15 phải ko a?
e hỏi tí nữa : nếu B,O lệch pha [tex]\Pi[/tex]/2 thì có cùng đi lên như đề ra được ko ạ?


Tiêu đề: Trả lời: bài sóng cơ-cần giúp đỡ
Gửi bởi: Quang Dương trong 12:23:49 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012

em cảm ơn thầy nhiều
nghĩa là sau T/6 veotơ O nằm trên truc hoành 1 góc 23 độ => Xo = 1,25cos23 = 1,15 phải ko a?
e hỏi tí nữa : nếu B,O lệch pha [tex]\Pi[/tex]/2 thì có cùng đi lên như đề ra được ko ạ?


Không thể được ! Lúc này vecto biểu diễn cho dao động của B quay trước vecto biểu diễn cho dao động của O pi/2.
Vậy B phải đang đi xuống ! Đề thiếu chính xác !


Tiêu đề: Trả lời: bài sóng cơ-cần giúp đỡ
Gửi bởi: Trịnh Minh Hiệp trong 02:36:44 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012
Tôi cũng đồng quan điểm với thầy Quang Dương. Do B và O cách nhau [tex]\frac{\lambda }{4}[/tex], nên không thể có chuyện B và O cùng đi lên được. Bài này O đang đi lên và B đang đi xuống


Tiêu đề: Trả lời: bài sóng cơ-cần giúp đỡ
Gửi bởi: msn trong 10:09:26 pm Ngày 04 Tháng Mười, 2012
cảm ơn các thầy nhiều,em cug thấy vô lí, bài này trong '' cẩm nang Nguyễn Anh Vinh" đấy ạ, chắc là nxb in nhầm