Mộc tinh bị tấn công lần thứ ba trong 13 tháng

Hiệp Khách Quậy Đây là lần thứ ba trong vòng chỉ hơn một năm, các nhà thiên văn nghiệp dư đã phát hiện ra một sao chổi hoặc tiểu hành tinh đã lao vào sao Mộc. Các quan sát cho biết các vụ va chạm với kẻ khổng lồ hành tinh xảy ra thường xuyên hơn trước... Xin mời đọc tiếp.

Đây là lần thứ ba trong vòng chỉ hơn một năm, các nhà thiên văn nghiệp dư đã phát hiện ra một sao chổi hoặc tiểu hành tinh đã lao vào sao Mộc. Các quan sát cho biết các vụ va chạm với kẻ khổng lồ hành tinh xảy ra thường xuyên hơn trước nay người ta vẫn nghĩ.

Hôm thứ sáu trước, một sao chổi hoặc tiểu hành tinh nhỏ đã lao vào khí quyển của Mộc tinh, tạo ra một quả cầu lửa trong tích tắc, đã được ghi nhận độc lập bởi hai nhà thiên văn nghiệp dư người Nhật Bản thu video qua kính thiên văn của họ.

 

Một vụ tấn công nữa lên Mộc tinh (Ảnh: Masayuki Tachikawa/Takahashi)

Quan sát trên noi theo bước chân của hai quan sát tương tự thực hiện bởi các nhà thiên văn nghiệp dư trong 13 tháng qua – một quan sát vào tháng 6/2010 và một quan sát vào tháng 7/2009, mặc dù trong trường hợp thứ hai vừa nói người ta chỉ quan sát thấy vết thâm tối do vụ va chạm để lại.

Trước khi có ba quan sát mới này, người ta chỉ biết duy nhất một trường hợp xác định một sao chổi hay tiểu hành tinh va chạm với Mộc tinh – cú va chạm của các mảnh vỡ của sao chổi Shoemaker-Levy 9 hồi năm 1994, một sự kiện được dự báo trước và được quan sát rộng khắp với các kính thiên văn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vào năm 1690, nhà thiên văn người Italy Giovanni Domenico Cassini, người phát hiện ra bốn trong số các vệ tinh của sao Thổ, đã vẽ ra một sự kiện trông giống một cú va chạm đến đáng ngờ.

Vào lúc xảy ra sự kiện va chạm sao chổi năm 1994, các nhà thiên văn nghĩ rằng các va chạm lên Mộc tinh có lẽ chỉ xảy ra một lần trong vài ba thế kỉ. Nhưng các quan sát nghiệp dư mới đây cho thấy ước tính đó là không đúng.

Sự phong phú bất ngờ của những quan sát như vậy có lẽ là nhờ một kĩ thuật chụp những bức ảnh rất sắc nét bằng cách kết hợp các khung hình rõ nhất từ một bản ghi video, theo lời Glenn Orton thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Pasadena, California.

Orton và một nhóm nhà thiên văn học do nhà thiên văn nghiệp dư người Australia Anthony Wesley đứng đầu đã đề xuất thành lập một mạng lưới toàn cầu gồm các kính thiên văn tự động cỡ nhỏ để theo dõi liên tục các va chạm trên Mộc tinh.

Họ đã đệ trình ý tưởng lên một ủy ban thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mĩ, cơ quan sẽ xác lập các ưu tiên cho ngành khoa học hành tinh trong thập kỉ tới trong một bản báo cáo sẽ công bố vào năm 2011.

Nguồn: New Scientist

Mời đọc thêm