Các tác phẩm ảo giác tạo bằng rau củ

Hiệp Khách Quậy Tác phẩm sống động của họa sĩ người Italy Giuseppe Arcimboldo vẽ những thành phần có trong món súp yêu thích của ông, và cái bát đựng. Xin mời đọc tiếp.

Susana Martinez-Conde & Stephen L. Macknik

alt

“Người làm vườn rau”: Museo Civico Ala Ponzone, Cremona, Italy/The Bridgeman Art Library

Một bát rau củ bình thường

Tác phẩm sống động của họa sĩ người Italy Giuseppe Arcimboldo vẽ những thành phần có trong món súp yêu thích của ông, và cái bát đựng. Nhưng hãy nhìn lần nữa xem: có cái gì đó ẩn náu trong mớ rau củ. Xem hình tiếp theo thì bạn sẽ rõ.

alt

“Người làm vườn rau”: Museo Civico Ala Ponzone, Cremona, Italy/ The Bridgeman Art Library

Phải bát rau củ bình thường lúc nãy không?

Lật ngược lại, thì bát rau củ ở hình trước trở thành một bức chân dung kì quái của một người đàn ông, với cái bát là mũ đội.

Có một vài khía cạnh lí thú đối với ảo giác này. Thứ nhất, tại sao chúng ta trông thấy một gương mặt ở trong sắp đặt trên khi mà chúng ta biết rằng nó thật ra chỉ là một mớ rau củ? Câu trả lời là não của chúng ta được kiểm soát để phát hiện, ghi nhận và nhận thức các đặc điểm và biểu hiện gương mặt chỉ sử dụng rất ít dữ liệu. Khả năng này là quan trọng đối với các tương tác của chúng ta với người khác và đó là lí do chúng ta cảm nhận được tính cách và xúc cảm từ những tấm màn che thô sơ ở phía trước xe hơi. Thứ hai, tại sao chúng ta trông thấy gương mặt đó rõ ràng hơn nhiều khi chúng ta lật tấm hình theo phương đứng? Câu trả lời là cũng chính các cơ chế não tạo ra gương mặt xử lí nhanh và chẳng cần nỗ lực gì để xử lí gương mặt thuận-chiều, còn các gương mặt lật-ngược thì khó thấy và nhận ra hơn nhiều.

alt

"Rudolf II" : Erich Lessing / Art Resource, NY; "Mùa hạ" : Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna, Áo/ The Bridgeman Art Library; "Mùa thu: Louvre, Paris, Pháp/ Lauros / Giraudon/ The Bridgeman Art Library

Rất nhiều thứ để sắp đặt

Các hình ảnh đầu người ghép của Arcimboldo chứng tỏ rằng, nói theo ngôn ngữ thần kinh học, cái toàn thể có thể nhiều hơn tổng gộp các bộ phận. Những sắp đặt khéo léo của từng quả trái, bông hoa, rau đậu và rễ củ trở thành những bức chân dung sống động ở cái toàn thể của chúng, thí dụ như chân dung của Rudolfo II của Hapsburf [trái], ở đây là miêu tả của Vertunno, vị thần biến hóa không lường, hay các chân dung tự họa của họa sĩ trên, Mùa hạ và Mùa thu [ở giữa và bên phải].

Não xây dựng các hình ảnh biểu trưng của các vật thể từ từng chi tiết một, như các đoạn thẳng và những mảng màu nhỏ xíu. Bạn phát hiện ra một con mắt trong bức chân dung Mùa hạ không phải vì có một tế bào võng mạc cảm nhận các con mắt mà vì hàng nghìn cơ quan cảm quang trên võng mạc quét qua khu vực hình vẽ miêu tả một con mắt phản ứng với các tông màu và độ sáng khác nhau theo kiểu sao cho các mạch neuron cấp cao sau đó tổng hợp thông tin và làm khớp nó với biểu trưng của một con mắt có trong não. Tín hiệu xuất ra từ cũng những bộ cảm quang đó còn kích hoạt các neuron nắn-đối-tượng cấp cao nhận ra rau quả, củ đậu, rau ngâm, làm cho các bức ảnh như thế này trông thật hài hước khi nhìn vào.

Điều cuối cùng, nhưng không phải không quan trọng, các kiệt tác của Arcimboldo còn gợi ra trong não một câu châm ngôn cổ xưa rằng bản thân bạn chính là cái bạn ăn. Vậy bạn nên tránh ăn rau quả và hạt đậu nhé!

alt

Bức tranh phong cảnh từ thực phẩm

Nghệ thuật có thể chẳng gì hơn là một bữa yến tiệc cho đôi mắt của bạn. Các bức ảnh trên, thoạt nhìn giống như tranh vẽ các phong cảnh quen thuộc. Nhưng hãy nhìn kĩ đi: đây là những ảnh chụp thật sự của các cách bày trí món ăn để tái hiện các loại quang cảnh và địa mạo khác nhau. Nhà nhiếp ảnh người London Carl Warner đã bày trí thịt và rau quả để tạo ra từng môi trường một cứ như thể trong truyện cổ tích của anh em nhà Grimm, và sau đó chụp ảnh quang cảnh theo các lớp từ tiền cảnh đến hậu cảnh.

Chỉ bởi việc sử dụng thịt và bánh mì trong ảnh hàng dưới cùng, chẳng hạn, Warner chụp lại cảm giác về các tấm bưu thiếp cổ xưa vẽ bằng mực nâu đỏ từ vùng thảo nguyên châu Mĩ thời chuyển giao thế kỉ trước, hoàn chỉnh với một căn nhà gỗ, bầu trời và một con sông. Hãy chờ chút, chúng ta sẽ tìm cái gì đó ăn được... OK, hãy trở lại nào.

alt

Bức tranh phong cảnh từ thực phẩm 2

Đây là một thí dụ khác của cách thức não chắp ghép thông tin từ nhiều dòng lại với nhau. Dữ liệu thị giác từ mỗi điểm của ảnh được biến đổi từ ánh sáng thành tín hiệu điện hóa trong võng mạc, và sau đó truyền lên não, nơi từng chi tiết một được xây dựng từ thông tin có trong ảnh. Những chi tiết rời rạc đó được truyền vào nhiều mạch thị giác cấp cao cùng một lúc; các mạch nhận diện gương mặt, các mạch phát hiện và mô tả chuyển động, các mạch nhận dạng phong cảnh và địa điểm, và các mạnh nhận ra và xử lí thực phẩm chỉ là một vài thí dụ của các lộ trình não cảm nhận thông tin cơ bản này. Trong tác phẩm của Warner, cả mạch phong cảnh/địa điểm lẫn mạch xử lí thực phẩm đều được kích thích. (Các mạch khác cảm nhận thông tin nhưng bỏ qua nó vì không có gương mặt, chuyển động, vân vân... trong ảnh) Và olah! Chúng ta thấy cả một đĩa thức ăn ngon tuyệt lẫn một bầu trời u ám trong cùng một dữ liệu chung đó.

alt

Ảnh: Vik Muniz/VAGA, New York

Con sứa Marinara

Họa sĩ người gốc Brazil Vik Muniz cũng thích chơi đùa với thức ăn của ông. Tác phẩm “con sứa Marinara” của ông là một sự chơi chữ với Con sứa Caravaggio, và nó miêu tả một ảo giác nhập nhằng hoạt động ở nhiều mức độ. Món súp marinara màu đỏ trong Con sứa của Muniz gợi cho người xem hình ảnh máu đổ từ cái cổ của Con sứa trong tác phẩm của Caravaggio, và các sợi mì spaghetti xung quanh đầu của Con sứa có thể cảm nhận là các lọn tóc rắn của Con sứa Caravaggio.

alt

Ảnh: Din Matamoro

Con gà và quả trứng

Họa sĩ người Tây Ban Nha Din Matamoro cung cấp một cái nhìn độc đáo về câu hỏi cơ bản nhất của ngành sinh học tiến hóa: Con gà có trước hay quả trứng có trước? Trong tác phẩm trứng chiên của Matamoro, sự phát sinh loài được tóm gọn theo một kiểu kì dị và hơi đáng lo: hình dạng của mỗi cái trứng chiên na ná như con gà mà quả trứng sẽ nở thành – hay, có lẽ, con gà mái đã đẻ ra quả trứng trước đó.

Các ảo giác nhập nhằng như sự cảm nhận thị giác thu gọn này là một loại phát sinh và tự phát sinh. Các đối tượng, trong trường hợp này là con gà, được xây dựng trong các chuồng gà của não chúng ta từ những quặng mỏ thông tin thị giác gửi đi từ võng mạc. Những mớ lòng, cổ, cánh, chân thị giác nho nhỏ này kích thích các mạch xử lí hình dạng động vật (trong trường hợp này là họ nhà chim) cũng như các mạch xử lí dữ liệu thực phẩm. Loại xử lí đa kênh này là tâm điểm của mọi sự nhập nhằng: Cơ sở thần kinh học của sự cảm nhận nhập nhằng là hai hoặc nhiều mạch xử lí thông tin của nó đang cạnh tranh nhau chiếm lĩnh giác quan của chúng ta.

alt

Ảnh: Jelly Belly Candy Co.

Trường phái điểm họa

Các họa sĩ vẽ tranh theo trường phái ‘chấm chấm’ (điểm họa) như Seurat và Signac tô nhiều điểm liền cạnh nhau để tạo ra sự pha trộn màu sắc rất khác với màu sắc ở các chấm ban đầu. Nhưng trong một cảm giác rất thật, thì tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều mang tính điểm họa. Thật ra, mọi sự cảm nhận thị giác đều là điểm họa. Võng mạc của chúng ta là những tấm cảm quang, mỗi tấm gom mẫu một khu vực tròn hữu hạn của không gian thị giác. Mỗi cơ quan cảm quang khi đó liên kết với các mạch thần kinh xuôi dòng dựng lên sự cảm nhận của chúng ta về các vật thể, các gương mặt, những người yêu thương và mọi thứ khác. Như vậy, bản thân sự nhìn chủ yếu là một ảo giác điểm họa, được tô điểm bởi một lượng lớn sức tưởng tượng và ngập tràn trong các bộ phận não của chúng ta. Cho dù là người họa sĩ dùng cọ vẽ từng vệt hay là chấm từng điểm để định ra các gương mặt.

alt

Ảnh: Ju Duoqi/Galerie Paris-Beijing

Các kiệt tác nhìn là thèm

Nếu bạn đồng ý rằng chủ nghĩa điểm họa thạch-đậu là một ý tưởng lớn, thì chắc chắn bạn cũng sẽ nhận ra giá trị của những bản sao y như thật của những kiệt tác nổi tiếng trên. Nhưng lưu ý bạn: mọi thứ trong ảnh đều ăn được cả đấy!

 

  • Trần Nghiêm (theo Scientific American)

Mời đọc thêm