Lịch sử vũ trụ học (Phần 8)

Hiệp Khách Quậy Vũ trụ học Aristotle hình dung ra các quả cầu mang những hành tinh quay xung quanh Trái Đất – những quả cầu pha lên rắn, theo một số người, cung cấp cấu trúc vật chất của vũ trụ. Cuối thế kỉ 16, Tycho Brahe đã quan sát sao chổi chuyển động... Xin mời đọc tiếp.

Vũ trụ học Aristotle hình dung ra các quả cầu mang những hành tinh quay xung quanh Trái Đất – những quả cầu pha lên rắn, theo một số người, cung cấp cấu trúc vật chất của vũ trụ. Cuối thế kỉ 16, Tycho Brahe đã quan sát sao chổi chuyển động qua hệ Mặt Trời. Sự thật này đã đập vỡ những quả cầu pha lê.

Tuy nhiên, Tycho vẫn là người bảo thủ. Ông miễn cưỡng đặt Trái Đất vào chuyển động. Là một lựa chọn khác cho vũ trụ Copernicus với tất cả các hành tinh quay tròn xung quanh Mặt Trời ở chính giữa, Tycho có hệ thống thế giới riêng của ông. Trong thế giới đó, các hành tinh khác quay xung quanh Mặt Trời, còn Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất tĩnh tại ở trung tâm.

Từ những quan sát của ông về sao mới xuất hiện năm 1572 và sao chổi năm 1577, Tycho bị thuyết phục bởi sự lừa dối của hệ thống Ptolemy. Trong hệ thống của Tycho, Trái Đất tuyệt đối đứng yên, nên chuyển động hàng ngày của các ngôi sao cố định được gán cho là sự quay thường nhật của quả cầu ngoài cùng nhất, như trong hệ thống Ptolemy. (Một hệ hành tinh tương tự đã được đề xuất thời cổ xưa bởi Heraklides (khoảng 388-310 tCN), tuy nhiên, ông đã gán cho Trái Đất một chuyển động quay quanh trục hàng ngày).

{loadposition article}

Từ quan điểm chuyển động hành tinh biểu kiến khi nhìn từ Trái Đất, hệ thống này không thể phân biệt được bằng quan trắc với mô hình Copernicus,  nhưng vẫn giữ lại sự bất động của Trái Đất. Niềm tin về Trái Đất bất động đã theo Tycho cho đến cuối đời ông. Lí do chủ yếu là ông đã không thể phát hiện ra thị sai hàng năm của các sao cố định mà mô hình Copernicus tiên đoán, bất chấp độ chính xác chưa từng có của những quan sát thực hiện với những thiết bị khổng lồ của ông tại Uraniborg. Tycho có thể đo thị sai xuống tới hai phút cung (1/30 độ). Việc không nhìn thấy thị sai đối với các sao cố định ngụ ý rằng chúng phải ở xa hơn Thổ tinh hàng trăm lần, hành tinh ở ngoài cùng được biết vào lúc ấy.

alt

Mô hình hành tinh, do Tycho Brahe nghĩ ra khoảng năm 1583, 40 năm sau cuốn sách của Copernicus, là một nỗ lực không có sức thuyết phục nhằm lại đưa thuyết địa tâm vào hệ hành tinh Copernicus.

Hình trên vẽ lại từ cuốn Helenographia của Hevelius. Trước khi Tycho qua đời, ông đã tiến cử Johannes Kepler là nhà toán học hoàng gia cho Rudolph II, hoàng đế của đế chế La Mã Thiên chúa giáo. Số liệu của Tycho mang lại cơ sở cho nghiên cứu của Kepler.

Tycho Brahe (1546-1601)

Sinh ra trong dòng dõi quý tộc Đan Mạch, Tycho du ngoạn cùng với một vị thầy dạy đến các trường đại học châu Âu và trở nên bị cuốn hút vào thiên văn học. Ông nhận thấy ông cần nhiều thiết bị chính xác hơn và nhiều quan sát hơn nữa để hiệu chỉnh các lí thuyết không đúng. Sau cái chết của cha ông, Tycho thừa hưởng một gia sản đủ để xây dựng một số thiết bị và tiếp tục niềm say mê của ông với thiên văn học. Ông tiếp tục trở thành nhà quan sát thiên văn nổi tiếng của thế kỉ thứ 16.

alt

Tycho trở nên nổi tiếng với việc quan sát một ngôi sao mới (sao siêu mới) vào năm 1572. Nhà vua Đan Mạch đã cấp cho Tycho hòn đảo Hveen, kể cả chi phí và nhân công làm việc trên đảo. Tycho xây dựng một đài quan sát và bắt đầu tích lũy những quan sát mới có độ chính xác chưa từng có. Từ những số liệu này, Johannes Kepler sau này đã xác định được rằng quỹ đạo hành tinh hình elip, chứ không phải hình tròn.

Cựu hoàng đế qua đời và Tycho bị thất sủng bởi vị hoàng đế mới. Ông rời khỏi Hveen năm 1597 cùng với hai tá người trong nhà và các thiết bị của ông. Tycho chu du khắp châu Âu hơn 2 năm trời trước khi dừng lại ở Prague, dưới sự bảo trợ rộng lượng của hoàng đế Rudolph II của Đế chế La Mã Thiên chúa giáo. Tycho sớm qua đời ở đó.

Còn tiếp...

Xem lại Phần 7

Mời đọc thêm