Celsius: Thực tế, công thức và lịch sử

Hiệp Khách Quậy Celsius là một số đo nhiệt độ trong đó 0 độ biểu diễn điểm đông đặc của nước, và 100 độ biểu diễn điểm sôi của nước ở áp suất chuẩn, tức là khí áp trung bình ở mực nước biển trung bình. Xin mời đọc tiếp.

Celsius là một số đo nhiệt độ trong đó 0 độ biểu diễn điểm đông đặc của nước, và 100 độ biểu diễn điểm sôi của nước ở áp suất chuẩn, tức là khí áp trung bình ở mực nước biển trung bình.

Thang đo nhiệt độ này được phát triển bởi nhà thiên văn học người Thụy Điển Andres Celsius vào năm 1742. Celsius được tôn vinh là nhà thiên văn học đầu tiên phân tích các biến thiên trong từ trường của Trái đất, và ông đã phát triển các công cụ đo để đánh giá độ sáng của các ngôi sao.

Celsius đã tiến hành các thí nghiệm tỉ mỉ để phát triển thang đo của ông, mặc dù ban đầu ông đặt 0 độ là điểm sôi và 100 độ là điểm đông đặc của nước. Trong bài báo của ông, “Các quan sát của hai mức bền trên một nhiệt kế,” ông đã trình bày các thí nghiệm xác định điểm đông đặc của nước độc lập với độ cao hay áp suất khí quyển. Mặt khác, ông tìm thấy rằng độ cao và áp suất khí quyển thật sự ảnh hưởng đến điểm sôi của nước.

Celsius

Celsius không phải là nhà khoa học duy nhất đi tới một thang đo nhiệt độ vào lúc ấy. Một thang đo khác, do Daniel Gabriel Fahrenheit phát triển, đã có thời được dùng làm thang chuẩn. Fahrenheit sử dụng thang đo của ông trên nhiệt kế rượu và thủy ngân do ông sáng chế vào đầu thế kỉ 18. Tuy nhiên, nhiều người xem phương pháp khoa học của Celsius là chính xác hơn và tỉ mỉ hơn thang đo của Fahrenheit.

Nhà vật lí người Pháp Jean-Pierre Christin đã phát triển một thang đo tương tự với thang Celsius nhưng muộn hơn vài năm, và ông lấy 0 độ biểu diễn điểm đông đặc và 100 độ biểu diễn điểm sôi của nước.

Celsius không tận mắt chứng kiến thang đo của ông phát triển thành chuẩn chung, vì ông đã qua đời vào năm 1744. Sau khi ông qua đời, người ta đã xúc tiến chính thức đảo ngược lại thang đo, và vào năm 1747 thang nhiệt độ Celsius đã được thay đổi trên một số nhiệt kế.

Bách phân

Trong nhiều năm trời, thang đo Celsius được gọi là bách phân, nhưng tên gọi đó đã thay đổi vào năm 1948. Hội nghị Đo lường Quốc tế đã quyết định chuẩn hóa một vài đơn vị đo, trong đó có thang đo nhiệt độ. Vì “độ” đã được sử dụng làm một đơn vị đo, nên người ta chọn Celsius để tránh nhầm lẫn.

Những ai sử dụng Celsius?

Celsius được sử dụng trong đa số các ấn phẩm khoa học và nó là thang đo nhiệt độ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Celsius có ý nghĩa đối với nhiều ấn phẩm khoa học, bởi vì một độ Celsius cùng cỡ với một độ Kelvin, một thang đo khác mà các nhà khoa học ưa chuộng, nên nó dễ hòa nhập với các đơn vị và phép tính sử dụng Kelvin.

Trong khi nước Mĩ và một vài vùng lãnh thổ khác vẫn sử dụng thang đo Fahrenheit, thì gần hầu hết các quốc gia trên thế giới đã chuyển sang dùng Celsius vào thập niên 1970 là một động thái chuẩn hóa hệ thống đo lường theo chuẩn mét. Các cơ quan truyền thông ở Canada thỉnh thoảng sử dụng nhiệt độ theo Fahrenheit lẫn Celsius, nhất là ở những khu vực gần đường biên giới với nước Mĩ.

Trong khi giới không chuyên ở Mĩ vẫn ưa dùng thang đo Fahrenheit, thì các nhà khoa học người Mĩ sử dụng thang đo Celsius, vì họ cần chia sẻ dữ liệu của họ với các nhà khoa học trên khắp thế giới.

Các công thức chuyển đổi

Từ Celsius sang Fahrenheit: Nhân 9, chia 5, rồi cộng 32

Từ Fahrenheit sang Celsius: Trừ 32, sau đó nhân 5, rồi chia 9

Từ Celsius sang Kelvin: Cộng 273

Từ Kelvin sang Celius: Trừ 273

Theo LiveScience

Mời đọc thêm