Lực hấp dẫn

Hiệp Khách Quậy Định luật Kepler thứ nhất phát biểu rằng quỹ đạo của mỗi hành tinh là một elip với Mặt trời là một tiêu điểm. Quỹ đạo của các hành tinh thường được vẽ dạng tròn. Xin mời đọc tiếp.

1 Các định luật Kepler

Định luật Kepler thứ nhất phát biểu rằng quỹ đạo của mỗi hành tinh là một elip với Mặt trời là một tiêu điểm. Quỹ đạo của các hành tinh thường được vẽ dạng tròn.

Định luật Kepler thứ hai (định luật diện tích) phát biểu rằng vector bán kính nối mỗi hành tinh với Mặt trời quét được những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.

Các định luật Kepler

2 Lực hấp dẫn của Mặt trời

Mặt trời hút các hành tinh với một lực tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách của chúng đến Mặt trời.

Lực hấp dẫn của Mặt trời

3 Lực vạn vật hấp dẫn

Lực hấp dẫn, F, giữa hai vật khối lượng m1 và m2 cách nhau khoảng R được cho bởi
F = G m1m2 / R2

G là hằng số hấp dẫn, giá trị của nó là 6,67 × 10-11 Nm2kg-2.

Lực vạn vật hấp dẫn

4 Đo G

Vào năm 1798, Cavendish đã tiến hành đo lực hấp dẫn rất nhỏ tác dụng lên hai quả cầu chì lớn bởi hai quả cầu vàng nhỏ đường kính 5 mm, sử dụng một cái cân xoắn. Một sợi dây mảnh bị xoắn theo lực (F).
G được tính bằng cách thay các giá trị cho F, m1, m2 và R trong công thức
F = G m1m2 / R2

trong đó
m1 là khối lượng của quả cầu vàng
m2 là khối lượng của quả cầu chì
R là khoảng cách giữa hai tâm của m1 và m2.

Đo G

File ảnh:

Lực hấp dẫn

Mời đọc thêm